Dân biểu Myanmar nói quân đội canh giữ bên ngoài nhà của họ sau cuộc đảo chính

DCVOnline (Tin AP)

Hôm thứ Ba, hàng trăm thành viên của Quốc hội Myanmar vẫn bị giam trong khu nhà chính phủ của họ ở thủ đô của Miến Điện, một ngày sau khi quân đội đảo chính và bắt giữ các chính khách cao cấp gồm cả Aung San Suu Kyi đã đoạt giải Nobel và trên thực tế hiện đang lãnh đạo quốc gia này.

Những người biểu tình với bức chân dung bị gạch tréo của Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, Thượng tướng Min Aung Hlaing đã tổ chức một cuộc phản đối trước Đại học Liên Hiệp Quốc ở Tokyo vào thứ Hai, ngày 1 tháng 2 năm 2021, sau khi quân đội quyết dịnh nắm quyền kiểm soát Myamar trong một năm. (Chika Oshima / Kyodo News qua AP)

YANGON, Myanmar (AP) – Hôm thứ Ba, hàng trăm thành viên của Quốc hội Myanmar vẫn bị giam trong khu nhà chính phủ của họ ở thủ đô của Miến Điện, một ngày sau khi quân đội đảo chính và bắt giữ các chính khách cao cấp gồm cả Aung San Suu Kyi đã đoạt giải Nobel và trên thực tế hiện đang lãnh đạo quốc gia này.

Một trong những dân biểu cho biết ông và 400 thành viên quốc hội có thể nói chuyện với nhau bên trong khu nhà và liên lạc với cử tri của họ qua điện thoại, nhưng không được phép rời khỏi khu nhà ở Naypyitaw. Ông cho biết cảnh sát đang ở bên trong và binh lính ở bên ngoài phức thể này.

Dan biểu này cho biết các chính khách, kể cả những thành viên của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Suu Kyi và các đảng nhỏ khác, đã trải qua một đêm ngoài việc mất ngủ lo lắng rằng họ có thể bị bắt đi nhưng vẫn bình yên. Nhân vật này đã giấu tên vì lo lắng cho sự an toàn của ông ta, nói,

“Chúng tôi phải tỉnh táo và cảnh giác”,

Cuộc đảo chính diễn ra vào buổi sáng, dân biểu từ khắp cả nước đã tập trung tại thủ đô để khai mạc kỳ họp quốc hội mới và sau những ngày lo lắng sẽ có cuộc đảo chính sắp xảy ra. Quân đội cho biết việc dảo chính là cần thiết vì chính phủ đã không trả lời những cáo buộc của quân đội về gian lận trong cuộc bầu cử vào tháng 11 — trong đó đảng cầm quyền của bà Suu Kyi giành được đa số ghế trong quốc hội — và vì chính phủ đã cho phép cuộc bầu cử diễn ra bất chấp đại dịch coronavirus.

Một thông báo được đọc trên kênh Myawaddy TV thuộc quân đội hôm thứ Hai cho biết Tổng tư lệnh, Thượng tướng Min Aung Hlaing sẽ nắm quyền điều hành Myanmar trong một năm. Cuối ngày thứ Hai, văn phòng tổng tư lệnh công bố tên của các bộ trưởng mới trong Nội các. Nội các mới gồm 11 người gồm các tướng lĩnh quân đội, cựu tướng lĩnh quân đội và cựu cố vấn của chính phủ trước đây do cựu tướng Thein Sein đứng đầu.

Cuộc đảo chính là một cú lội ngược dòng đầy kịch tính đối với Myanmar, một quốc gia đang trỗi dậy sau nhiều thập kỷ bị trị dưới chế độ quân phiệt nghiêm ngặt và bị cô lập trên trường quốc tế bắt đầu vào năm 1962. Cuộc đảo chính hiện là một thách đố đối với cộng đồng quốc tế, vốn đã tẩy chay Myanmar khi còn nằm dưới sự cai trị của quân đội và sau đó được đã nhiệt tình ủng hộ Chính phủ của bà Suu Kyi như một dấu hiệu cho thấy Myanmar cuối cùng đã đi trên con đường dân chủ. Tổng thống Mỹ Joe Biden đe dọa sẽ có những biện pháp trừng phạt mới mà quốc gia này đã phải đối phó trước đây.

Vào thứ Ba tại Yangon, thành phố lớn nhất của Miến Điện, đường phố vắng lặng hơn thường lệ nhưng taxi và xe buýt vẫn chạy và không có dấu hiệu nào cho thấy nghiêm trọng về mặt về an ninh.

Thời báo Myanmar tiếng Anh đưa tin về tình trạng khẩn cấp, trong khi các tờ báo quốc doanh khác đăng các bức ảnh trên trang nhất về cuộc họp Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia hôm thứ Hai, mà Quyền Tổng thống mới được bổ nhiệm Myint Swe và tướng Min Aung Hlaing đã tham dự cùng các sĩ quan quân đội khác.

Quân đội vẫn khẳng định rằng các hành động của họ là hợp lý về mặt pháp lý — trích dẫn một phần của hiến pháp mà họ soạn thảo cho phép họ kiểm soát trong thời điểm khẩn cấp quốc gia — mặc dù người phát ngôn đảng của bà Suu Kyi cũng như nhiều người trong giới quan sát quốc tế đã nói rằng đó là một cuộc đảo chính.

Việc đảo chính này đánh dấu sự sụp đổ quyền lực đáng kinh ngạc của Suu Kyi, người được giải Nobel hòa bình,  đã bị quản thúc tại gia trong nhiều năm khi bà cố gắng thúc đẩy đất nước của mình theo hướng dân chủ và sau đó trở thành người lãnh đạo trên thực tế sau khi đảng của bà thắng cử vào năm 2015.

Suu Kyi từng là người chỉ trích quân đội dữ dội trong những năm bà bị giam giữ. Nhưng sau khi chuyển từ biểu tượng dân chủ trở thành một chính khách, bà cần làm việc với các tướng lĩnh, những người mặc dù cho phép bầu cử nhưng chưa bao giờ từ bỏ hoàn toàn quyền lực.

Aung San Suu Kyi và Thượng tướng Min Aung Hlaing của Myanmar. Ảnh: EPA

Mặc dù Suu Kyi đã 75 tuổi vẫn nổi tiếng ở quê nhà, nhưng sự tôn trọng của bà Suu Kyi đối với các tướng lĩnh – nhất là đã biện hộ cuộc đàn áp của họ đối với người Hồi giáo Rohingya mà Hoa Kỳ và những quốc gia khác gán cho là tội diệt chủng — đã khiến danh tiếng của bà bị lu mờ ở nước ngoài.

Cuộc đảo chính đã bị quốc tế lên án của và nhiều nước kêu gọi trả tự do cho các nhân vật lãnh đạo đang bị giam giữ.

Biden gọi hành động của quân đội Myanmar là “một cuộc tấn công trực tiếp vào tiến trình chuyển đổi sang dân chủ và pháp trị của Myanmar” và nói rằng Washington sẽ không ngần ngại tái lập các lệnh trừng phạt.

Ông nói trong một tuyên bố:

“Hoa Kỳ sẽ đứng lên vì dân chủ ở bất cứ nơi nào bị tấn công.”

Joe Biden

Theo phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, ông gọi những diễn biến này là một “đòn chí tử giáng xuống đối với những đổi mới dân chủ”.

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Myanmar lawmakers say army guarding their housing after coup | AP | February 2, 2021.