Khủng hoảng Địa Trung Hải khiến ​​cựu thuyền nhân Việt Nam phải lên tiếng

Michelle van der Meer | Trà Mi

“Rất quan trọng để nhớ rằng đó có thể là chúng ta. Đúng, thật tốt khi bạn có thể sống ở một đất nước an toàn và có an ninh, nhưng bạn không bao giờ biết khi nào ngôi nhà của bạn sẽ rung chuyển.” — Anh Le

COPENHAGEN, Denmark, July 6 (UNHCR)

Anh Le, một cựu thuyền nhân Việt Nam, hiện là một đầu bếp thành công ở Denmark, lần đầu tiên nói về những kinh nghiệm “cay đắng” của cô vừa sống lại vì những hình ảnh kinh hoàng của những chuyến vượt biển Địa Trung Hải. © UNHCR/I Wang

Mới năm tuổi, cô buộc phải trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền với gia đình. Vượt qua mọi trở ngại từ cướp biển, bão tố, bị từ chối và nỗi sợ bạo lực lúc nào cũng bên mình, cô đã thành công và hạnh phúc trên vùng đất mẹ nuôi.

Sau nhiều năm im lặng, giữ kín những thử thách xảy ra cho chính mình và vì bị những sự kiện kinh hoàng ở Địa Trung Hải thúc đẩy, cô cảm thấy buộc lòng phải lên tiếng. Cô ấy giải thích,

“Tôi thực sự không bao giờ nói về chuyện này, trong nhiều năm qua, cha mẹ tôi cũng không hề nói đến nó. Thật quá kinh khủng. Nhưng bằng cách nào đó cuộc khủng hoảng ở Địa Trung Hải này… làm bạn phải rúng động. Tôi nghĩ rằng tôi đã giấu đi rất nhiều thứ, có rất nhiều thứ tôi không bao giờ thực sự vượt qua được, nhưng tôi là một trong những người may mắn.”

Anh Le

Năm nay 42 tuổi, người tự học nấu ăn và viết sách dạy nấu ăn thường xuyên xuất hiện trên truyền hình để chia sẻ các công thức nấu ăn hiện đại của Việt Nam với khán giả Denmark trong chương trình “Spis Vietnam” của cô. Câu chuyện của cô là câu chuyện về hy vọng và chiến thắng. Nhưng Anh Le chưa bao giờ quên quá khứ.

“Tôi thực sự không bao giờ nói về chuyện này, trong nhiều năm qua, cha mẹ tôi cũng không hề nói đến nó. Thật là quá kinh khủng.”

Anh Le nói với UNHCR trong một cuộc phỏng vấn gần đây,

“Tin tức và hình ảnh của những con người đầy nghẹt trong những chiếc thuyền nhỏ, từ những con tàu đang chìm, mọi người bơi một cách tuyệt vọng về phía bờ biển để tìm sự sống, hình ảnh của những xác người, đặc biệt là của những đứa trẻ, trên biển đã đánh thức ký ức của tôi. Nó làm tôi buồn và buộc tôi phải lên tiếng.”

Anh Le hy vọng rằng bằng cách chia sẻ câu chuyện của mình, cô có thể chuyển chú ý từ những mô tả tiêu cực về những người xin tị nạn sang một câu chuyện về những người xin tị nạn và những người tị nạn như những phần tử đóng góp, chứ không phải là những gánh nặng cho xã hội. Cô nói thêm,

“Tôi nghĩ theo nhiều cách ngây thơ rằng thế giới đã học được điều gì đó từ Chiến tranh Việt Nam (và nhiều cuộc chiến khác) và từ thảm kịch thuyền nhân… Nhưng rõ ràng chúng ta cần nói về điều này. Chúng tôi cần cho mọi người biết rằng những người (tị nạn đó) có thể là bạn vào ngày mai. Không có bất kỳ giải pháp nào hoàn hảo, mọi người đều sợ mất cái gì đó nếu chúng ta mở của cho thuyền nhân, nhưng chúng ta cần tìm một giải pháp.”

Kiến thức sâu sắc nhất của cô ấy về ý nghĩa của việc bỏ nhà đi trốn và trở thành người tị nạn khiến cô ấy đã có phản ứng mạnh đối với một số ý kiến ​​trên phương tiện truyền thông cho rằng thuyền nhân đang chọn nơi tốt nhất để xin tị nạn.

“Nếu tôi bỏ đi, chúng sẽ chết. Nếu tôi đem chúng theo, chúng sẽ chết với tôi.”

Anh Le giải thích,

“Tôi nghĩ rằng những người đó vào thời điểm đó không nghĩ ‘Tôi nên chọn quốc gia nào? Tôi có thể kiếm được nhiều tiền nhất ở đâu?’ Họ chỉ nghĩ ‘Tôi muốn các con tôi ở một nơi chúng được an toàn.’”

Chuyến vượt biển của Anh Le bắt đầu vì cha cô là một sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng hòa, lúc đó là đồng minh của Hoa Kỳ. Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975, ông bị đưa đến một trại tù.

Cuối cùng, ông gặp một thương nhân Trung Hoa; ông ấy đã đóng một con tàu, và với kinh nghiệm của cha cô trong hải quân, ông đã đề nghị cho ông một chỗ trên tàu để đổi lấy việc ông sẽ phụ trách lái thuyền. Anh và ba anh em của cô, từ sáu tuổi đến chín tháng đã len đường vượt biển cùng với cha.

“Khi mọi người hỏi ‘tại sao ông lại đưa gia đình đi cùng?’ Bố tôi nói ‘Nếu mình tôi đi, chúng sẽ chết. Nếu tôi đem chúng đi theo, chúng sẽ chết với tôi.’”

Cha cô tin rằng dù có nguy nhiểm nhưng nó vẫn đáng đi để cho con của ông có cơ hội sống tốt hơn, an toàn hơn. Chiếc thuyền chứa đầy, hơn 1.000 người.

Một cách kỳ lạ, trong một tình trạng rất giống với cuộc khủng hoảng hiện tại, ở Đông Nam Á, con thuyền của Anh đã bị Hong Kong, Malaysia và Indonesia từ chối. Sau 14 ngày lênh đênh trên biển từ nơi này sang nơi khác, nước đã cạn và thức ăn trở nên khan hiếm. Tình trạng trở nên tuyệt vọng.

“Người dân phải tiêu tiểu ngay trên tàu, họ quá mệt mỏi và có quá nhiều người. Bạn không thể chen chân bước đi, hoặc thở.”

Với sự giúp đỡ của những người khác, cha của Anh Le đã cố bảo vệ con tàu thoát khỏi cướp biển, nhưng thời gian đã hết.

Cuối cùng, cha cô đã quyết định cố tình đánh chìm con tàu ngay ngoài khơi Indonesia để nó không thể bị kéo trở ra biển. Hầu hết những người trên tàu không biết bơi, vì vậy những người biết bơi đã bỏ cả ngày để bơi ra thuyền và đưa những người khác vào bãi an toàn.

Anh, gia đình cô và những người sống sót khác đã được đưa đến một trại tị nạn của Indonesia. Họ đã ngủ trên mặt đất cùng với bốn gia đình khác dưới một mái lều. Vì không có tiền, gia đình cô sống sót nhờ những con cá mà cha cô câu được trong đêm. Đêm có muỗi, và trời thì mưa liên tục.

Sau đó, có tin gia đình cô được nhận đi định cư ở Denmark vào năm 1979. Anh Le kể lại với một nụ cười, “Họ đã cho chúng tôi tới Copenhagen bằng một chuyến bay của SAS.”

“Như chúng tôi đang ở trên thiên đường. Các tiếp viên đã đến, tưởng như cứ mỗi 5 phút, lại hỏi, ‘bạn muốn ăn gì hay uống gì?’ Đó là kinh nghiệm đẹp nhất.”

Sau một thời gian ngắn ở Copenhagen, gia đình Anh Le được gửi đến Aalborg ở phía bắc Denmark; ở đó, họ xây dựng một cuộc sống mới và nhanh chóng hội nhập với xã hội Denmark.

Sau khi đi học xong, Anh Le đã sống ở Hoa Kỳ, Việt Nam và Pháp, trước khi trở về Denmark vào năm 2003. Cô thuật lại,

“Tôi đã quyết định cùng anh em mở một nhà hàng ở Copenhagen. Đó là sự khởi đầu, và kể từ đó chúng tôi chyên cần làm việc, và có rất nhiều niềm vui và cũng có rất nhiều chuyện điên khùng!”

Hơn 100.000 người di cư và người xin tị nạn đã vượt Địa Trung Hải kể từ đầu năm 2015. Nguồn: HRW

Cô ấy cũng dành thời gian, và tất cả số tiền cô ấy kiếm được từ cuốn sách dạy nấu ăn của mình để giúp đỡ trẻ em ở các nước đang phát triển qua chương trình SOS Children. Rồi cuộc khủng hoảng ở biển Địa Trung Hải trở nên tồi tệ vào năm 2015. Anh  Le lấy một quyết định khó khăn là lần đâu tiên lên tiếng nói về những kinh nghiệm vượt biển của chính mình. Cô ấy nói,

“Rất quan trọng để nhớ rằng đó có thể là chúng ta. Đúng, thật tốt khi bạn có thể sống ở một đất nước an toàn và có an ninh, nhưng bạn không bao giờ biết khi nào ngôi nhà của bạn sẽ rung chuyển.”

Kuku Refugee Camp – Indonesia 1981. Nguồn: Gaylord Barr

© 2020 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn Mediterranean crisis sees former Vietnamese boat person break long silence | Michelle van der Meer | UNHCR | Jul 6, 2015.

Người Rohingya cố vượt qua một con sông ở trại Kutupalong. Hơn 400.000 người tị nạn Rohingya đã trốn sang Bangladesh (13.12.2018). Nguồn UNHCR.
Số người tị nạn tính từ đầu những cuộc khủng hoảng đến khi con số đạt đỉnh điểm. Nguồn: Brookings Institute.