Tệ hơn nhiều so với Nixon

Lexington, Hoa Kỳ | DCVOnline

Cam kết ổn định lại nước Mỹ của Donald Trump giống Andrew Johnson nhiều hơn là Richard Nixon.

Nguồn: The Economist

Nhiều người đã so sánh các cuộc biểu tình và bạo động đang tràn lan ở Mỹ với cuộc xung đột năm 1968, đưa đến vụ ám sát Martin Luther King và Robert F. Kennedy và cùng những cuộc bạo động ở nhiều thành phố. Không ai nhiệt tình hơn Donald Trump.

Khi những cuộc biểu tình chống việc George Floyd chết vì ngạt thở, bắt đầu sôi sục ở Minneapolis, tổng thống Mỹ cảnh cáo rằng bất kỳ kẻ cướp phá nào cũng sẽ bị bắn, sử dụng một nhóm chữ đồng nghĩa với bạo lực từ nửa thế kỷ trước. Chui ra khỏi hầm ở Bạch Cung, ông tuyên bố, “Tôi là tổng thống của luật pháp và trật tự của quý vị,” như một tiếng vang lời tuyên bố của Richard Nixon trong cuộc vận động tranh cử năm 1968.

Trump đã tweet, “Đa số thầm lặng!” như một cách nhắc đến thành công của Nixon, và hy vọng sẽ làm được như thế vào tháng 11. Những cuộc bạo động có thể giúp ông ta được như vậy hay không?

Có thể. Sự tương đồng giữa những ngày đen tối của năm 1968 và hiện nay, rõ ràng có sự chia rẽ theo đảng phái, chủng tộc, kinh tế và rạn nứt về y tế.  Cam kết dẹp tan những kẻ bạo loạn đã là một chiến thuật thành công cho những người Cộng hòa thậm chí vượt xa cả việc Nixon đánh bại Hubert Humphrey. Và ông Trump không cần đa số để thắng cử. Với lợi thế cấu trúc của đảng Cộng hòa trong khối đại cử tri, ông có thể chỉ cần 46% số phiếu, hoặc có thêm ba điểm trong bảng được phê duyệt.

Màn đóng kịch chụp hình ở công viên Lafayette trong tuần này là điểm khởi đầu để để thu hẹp khoảng cách đó. Chính quyền đã phái cảnh sát chống bạo động đến tấn công đám người biểu tình và những nhà báo ôn hòa ở đó để dọn đường cho ông Trump đi chụp ảnh một cách thô kệch, cầm một quyển Kinh thánh, đứng bên ngoài một nhà thờ bị phá hỏng vì bạo loạn. Cảnh này đã đưa người viết trở lại những ỳ công tác xa xôi ở Jakarta và Kinshasa. Chính quyền cố giải tán những tàn dư cuộc biểu tình, nhưng người đã bầm dập và giận dữ, bằng một chiếc trực thăng bay thấp đã đưa người viết trở về Baghdad.

Đó là hành động của một nhà nước côn đồ.

Tuy nhiên, chừng nào ông Trump còn có thể chỉ vào nhưng cuộc bạo động vì những người biểu tình, và đang có rất nhiều, gồm cả cướp bóc ở nhiều nơi và làm bị thương bốn cảnh sát ở St Louis, những chiến thuật mạnh tay ăn khách trên truyền hình như vậy có thể có hiệu quả với ông ta. Trên Fox News cùng đêm hôm đó, Tucker Carlson, một người hưởng đặc quyền của Washington đã buộc tội tổng thống “yếu đuối” khi dẹp “đám bạo loạn”. Không còn nghi ngờ gì, Trump đã xem đoạn bình luận đó và sẽ coi đó là một cơ hội chính trị thuận lợi.

Tuy nhiên, đây là hai lý do tại sao cơ hội bắt chước Nixon của ông ta có thể tồi hơn ông ta hy vọng – trước nhất là thực tế Trump có ít điểm chung với Nixon hơn ông ta tưởng. Nixon tranh cử với tư cách là người Cộng hòa tranh cử sau hai nhiệm kỳ tổng thống của đảng Dân chủ [Kennedy & Johnson] với những rắc rối đến nỗi Lyndon Johnson đã không ra tranh cử  thêm một nhiệm kỳ khác. Cuộc chiến ở Việt Nam chưng như vô vọng và không thể làm dịu được sự khuấy động của những cuộc biểu tình phản chiến. Khi Nixon dùng khẩu hiệu trong cuộc vận dộng tranh cử kêu gọi người Mỹ “hãy bỏ phiếu như cả thế giới của quý vị dựa vào” [kết quả cuộc bầu cử này], ông không chỉ cảnh cáo về sự bất bình vì chủng tộc mà còn vì một kỷ nguyên của quyền lực tối cao của Mỹ dường như đang tuột khỏi tầm tay. Nếu bất kỳ người Mỹ không đảng phái nào tin rằng bây giờ cũng như thời 1968, họ sẽ kết luận một cách hợp lý rằng Trump đã không ngăn được sự tuột dốc; hoặc đổ lỗi đó cho ông ta.

Một chính khách khôn khéo hơn, Nixon chắc chắn khôn ngoan hơn Trump, sẽ cố gắng bít lỗ hổng đó lại. Ngay cả khi tranh cử như một ứng cử viên  thách thức tức giận, quả thực, lời kêu gọi của Nixon với người Mỹ vẫn lớn hơn nhiều so với cách của Trump. Nixon đã dùng chiến thuật dọa  dẫm của mình  cùng với bài ca “giới trẻ ngày nay có thể thay đổi thế giới!” Lúc đó Mỹ  mà một  nước trắng hơn, phân biệt chủng tộc công khai hơn so với nước Mỹ bây giờ, Nixon cũng là người tinh tế hơn rất nhiều trong ván bài chia rẽ chủng tộc của mình. Có lẽ cảm xúc nhất trong các quảng cáo của cuộc vận dộng tranh cử năm 1968 của Nixon, là lời ông kêu gọi cho một cái nhìn trung thực về vấn đề ổn định xã hội ở Hoa Kỳ, với những hình ảnh của những người phản chiến da trắng đang đập phá, chứ không phải người da đen. Ngay cả theo tiêu chuẩn của ngày hôm nay, một cử tri quan tâm sâu sắc đến sự bất bình đẳng chủng tộc có thể vẫn bỏ phiếu cho Nixon. Ông Trump, đề nghị những cầu thủ bóng bầu dục da đen phản đối ôn hòa nên bị trục xuất và những dân biểu da màu nên trờ về “cố quốc”, có vẻ quá khích hơn nhiều.

Lý do thứ hai ông ta có thể không bắt chước được cách của Richrad Nixon là tích cực hơn. Đó là các đối thủ Dân chủ của ông ta dường như đang thu hút được đa số mà ông ta không thể làm được và sự tức giận chính đáng của những cuộc biểu tình có thể sẽ giúp cho đảng Dân chủ. Trong bốn năm qua, tỷ lệ người Mỹ nói đúng là cảnh sát ưa sử dụng vũ lực quá mức đối với một người da đen hơn một người da trắng đã tăng gần gấp đôi. Sự thay đổi quan điểm này một phản ảnh của đảng Dân chủ, ủng hộ công bằng chủng tộc, là một phản ứng đối với Trump, và đã được chứng minh trong đám đông đa dạng xuất hiện trong những cuộc biểu tình.

Ngay cả ở Washington, với dân số da đen đông đảo, khoảng một nửa số người biểu tình là người da trắng. Họ không phải là “những người theo chủ nghĩa vô chính phủ cánh tả-cực đoan” như ông Trump đã dán nhãn cho họ. Trong đám đông quỳ gối và hát bên ngoài Tòa Bạch Ốc tuần này, người viết đã trò chuyện với các chuyên gia trẻ, doanh nhân và những người cha mẹ với con nhỏ.

Morgan, một kỹ sư hàng không trạc hai mươi tuổi với một quyển Kinh thánh trong tay,  cô đã xuống  đường cả hai ngày, để đòi công lý cho George Floyd và cùng cầu nguyện với cảnh sát cũng như những người biểu tình khác. Thủ đô quốc gia là một nơi tự do. Nhưng đây không phải là dấu hiệu duy nhất cho thấy ông Trump việc cố gắng quay lại lịch sử có nguy cơ chuyển nhanh đến phán quyết của người dân đối với ông.

Xem lại Lịch sử

Với ý nghĩ đó, ông ta có thể xem lại số của một người đi trước khác như lời cảnh cáo: người cũng bị luận tội như ông ta, Andrew Johnson. Một người phân biệt chủng tộc không khoan nhượng, thường sánh mình với Jesus, người kế vị – đảng Dân chủ – không xứng đáng của Lincoln đã vận động cho cuộc bầu cử bán phần năm 1866 bằng cách cảnh cáo rằng nước Mỹ đang tiến tới một cuộc nội chiến khác. Ông đổ lỗi cho “đảng viên Cộng hòa cực đoan”. Nhưng các cử tri đã quyết định rằng ông, ngăn chặn sự giải phóng những người nô lệ trước đây và khuấy động những người ủng hộ ông để gây bạo loạn, là nguyên nhân dễ gây ra xung đột nhất.

Đảng Cộng hòa đã thắng trong cuộc bầu cử đó, đủ lớn để gạt đi quyền phủ quyết của Andrew Johnson. Chiến thắng đó đã cho phép họ phê chuẩn tu chính án thứ 14 trong hiến pháp, “quyền bảo vệ bình đẳng trước pháp luật” đối với tất cả mọi người. Đây là một thảm kịch, cần phải biểu tình, vì điều này vẫn chưa đạt được. Nhưng các sự kiện trong tuần qua có lẽ đã đưa nó đến gần hơn. ■

© 2020 DCVOnline

Nếu đăng lại, in ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Far worse than Nixon| Lexington | The Economist | Ấn bản Jun 4, 2020.

Bài này đã đăng trong phần Hoa Kỳ của ấn bản  dưới tự đề “Tệ hơn nhiều so với Nixon”

https://www.economist.com/img/b/1280/720/90/sites/default/files/images/print-edition/20200606_USD000_0.jpg