Không còn là ‘một người bạn của Trung Hoa’ nữa

Tại sao một người bạn lâu năm lại trở thành một trong những người phê bình Beijing khốc liệt.

Nguồn: The Toronto Star

Jeremy Nuttall | DCVOnline

VANCOUVER — Đó là năm 1979 và Beijing đang ở giữa cao trào dân chủ đầu tiên, bùng nở sau nhiều chục năm bị cô lập với thế giới bên ngoài. Margaret McCuaig-Johnston, khi đó là một công chức trong chính phủ Ontario, đã để ý.

Bức tường dân chủ Xidan (Tây Đan), đang thịnh hành, là một phần của sự bùng nổ công khai ôn hòa chống lại Đảng Cộng sản Trung Hoa, và McCuaig-Johnston đã theo dõi về phong trào dân chủ qua truyền thông Canada. Bà nói,

Tường Dân chủ ở Tây Đan. Nguồn: Alchetron

“Tôi thậm chí chưa bao giờ nghĩ đến Trung Hoa. Nó hoàn toàn không có trên ra đa của tôi, nhưng việc này nghe có vẻ rất thú vị. Vì vậy, chồng tôi và tôi đã sang Trung Hoa.”

McCuaig-Johnston

Vào thời điểm đó, Trung Hoa chỉ cho phép các chuyến du lịch theo nhóm, vì vậy bà đã đi du lịch với Hội cựu sinh viên Đại học Toronto và đã thực hiện một chuyến đi xem bức tường dân chủ ở Beijing. Ở đó lưu trữ những thông điệp về hy vọng và đổi mới của người dân Hoa lục. Từ đó, McCuaig-Johnston đi thăm khắp Trung Hoa và quyết định học thạc sĩ về quan hệ quốc tế, chú trọng vào Trung Hoa.

Margaret McCuaig-Johnston nói rằng bà ấy đã lo ngại về khuynh hướng của Beijing về mặt tôn trọng nhân quyền, đặc biệt là về các trại giam  người Hồi giáo ở tỉnh Tân Cương, cũng như sự xâm lược, gây hấn của Trung Hoa ở Biển Đông. Nhưng điều hội tụ nhưng lo ngại đó là việc giam giữ không buộc tội hai công dân Canada, Michael Kovrig và Michael Spavor.

Trong 40 năm, kể cả những năm làm công chức, bà đã hợp tác để cổ động cho mối quan hệ giữa Canada và Trung Hoa. Một phần công việc của bà là giúp Trung Hoa phát triển các chương trình khoa học và kỹ thuật trong thời kỳ đổi mới.

Cuối cùng, McCuaig-Johnston trở thành Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Canada-Trung Hoa và tự coi mình là một ‘người bạn của Trung Hoa’, một biểu hiện chung cho những người ủng hộ quan hệ đối tác và cam kết với Beijing.

Nhưng tất cả đã thay đổi vào tháng 12 năm ngoái.

Đó là khi mà Meng Wanzhou (Mạnh Vãn Chu), giám đốc tài chính của công ty kyc thuật khổng lồ Trung Hoa Huawei, bị bắt. Wanzhou bị giam giữ theo yêu cầu của Hoa Kỳ khi ghé qua sân bay Vancouver. Vụ bắt giữ gây bão tố đã làm tổn thương mối quan hệ giữa Trung Hoa và Canada.

Margaret McCuaig-Johnston nói rằng bà ấy đã lo ngại về khuynh hướng của Beijing về mặt tôn trọng nhân quyền, đặc biệt là về các trại giam  người Hồi giáo ở tỉnh Tân Cương, cũng như sự xâm lược, gây hấn của Trung Hoa ở Biển Đông. Nguồn: COURTESY MARGARET MCCUAIG-JOHNSTON

Nhưng điều hội tụ những lo ngại đó là việc giam giữ không buộc tội hai công dân Canada, Michael Kovrig và Michael Spavor nhiều tháng sau đó. Hai người Canada khác đã bị kết án tử hình chưa thi hành vì họ bị buộc buôn bán ma túy. Ngay sau đó, Beijing đã ngưng nhập cảng thịt heo và thịt bò Canada.

Louis Huang của tổ chức Tự do và Dân chủ cho Trung Hoa tại Vancouver cầm ảnh của Michael Spavor và Michael Kovrig, hai công dân Canada đang bị Trung Hoa giam giữ, bên ngoài Tối cao Pháp viện British Columbia, tại Vancouver, vào ngày 6 tháng 3 năm 2019, khi Giám đốc tài chính của Huawei, bà Meng Wanzhou ra trình tòa. Nguồn: JASON REDMOND/AFP/GETTY IMAGES

Sau nhiều chục năm tạo điều kiện cho Trung Hoa tăng cường quan hệ với Canada, McCuaig-Johnston trở về phòng khách sạn ở Thượng Hải cùng tuần lễ khi Kovrig và Spavor bị bắt, và thấy hành lý có khóa của bà bị mở tung và lục lọi. Bà tin rằng đó là hành động của chính quyền Trung Hoa vì bà không mất bất cứ hiện vật nào. Sau đó, một người quen địa phương nói với bà rằng ông ta nghe nói nhà chức trách Trung Hoa có một danh sách 100 người Canada mà họ có thể giam giữ và thẩm vấn bất cứ lúc nào. McCuaig-Johnston đã đụng đến điểm giới hạn của mình. Bà nói,

“Khi trở về, tôi quyết định lên tiếng.”

The Dragon at the Door, MLI

Kể từ đó, McCuaig-Johnston đã viết năm bài xã luận trên các tờ báo quốc gia chỉ trích Trung Hoa, có 30 cuộc phỏng vấn và gần đây phát hành tập tài liệu “Dragon at the Door” qua Viện Macdonald-Laurier. Tài liệu đó kêu gọi Canada tái xét lại quan hệ với Beijing, khẳng định Ottawa cần có một đường lối cứng rắn hơn. Bà nói,

“Cho đến tháng giêng, tôi chưa bao giờ có một cuộc phỏng vấn nào trong đời. Nhưng tôi cảm thấy rất quan trọng việc những người bạn của Trung Hoa — những người bạn cũ của Trung Hoa — lên tiếng về điều này.”

McCuaig-Johnston

Bài viết của bà McCuaig-Johnston đề nghị Canada rút khỏi Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á của Trung Hoa, dùng luật Magnitsky để trừng phạt giới chức Hong Kong đàn áp nhân quyền hoặc gửi những con gấu trúc hiện đang sống tại Sở thú Calgary về Trung Hoa sớm hơn. Bà lập luận, Canada cũng phải xoay chiến lược kinh tế về hướng Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Dân biểu đối lập phụ trách đối ngoại Erin O’Toole đồng ý với các biện pháp nêu trong bài báo, nhưng cho rằng chính phủ Tự do dường như không sẵn sàng có hành động mạnh như vậy. Nguồn: THE CANADIAN PRESS/ADRIAN WYLD

O’Toole nói,

“Chúng ta đang trằn trọc chúng ta đang mặc nhận, vào lúc sự gây hấn của Trung Hoa đang gia tăng. Chúng ta nên làm việc với các đồng minh có cùng chí hướng để gửi một tín hiệu thật không bỏ qua những hành vi đó.”

Erin O’Toole

O’Toole nói, nếu giữ im lặng và thân thiện có hiệu lực với Trung Hoa thì Spavor và Kovrig “đã được thả ra cách đây vài tháng rồi.”

Hôm thứ Sáu, Đại sứ mới của Trung Hoa tại Canada, Cong Peiwu, kêu gọi Canada không nên phê chuẩn những đạo luật tương tự như Hoa Kỳ nhằm trừng phạt Trung Hoa và giới chức Hong Kong lạm dụng nhân quyền. Dự luật này hỗ trợ các sinh viên trong khu hành chính đặc biệt, những người đã biểu tình từ nhiều tháng nay ở Hong Kong. Có khoảng 300.000 người Canada sống ở Hồng Kông.

Cong nói rằng nó có thể gây ra thiệt hại rất lớn nếu mà Canada dùng luật tương tự như Mỹ.

Đến thứ Sáu, chính phủ Tự do đã không đưa ra ý kiến nào về những lời những bình luận đó.

Giới quan sát đã lưu ý rằng nhiều cố vấn xung quanh chính phủ Tự do có mối quan hệ và lợi ích ở Trung Hoa, gồm cả đại sứ mới tại Beijing, Dominic Barton, và McCuaig-Johnston đã từng là một người trong hàng ngũ những doanh nhân, học giả và công chức như vậy.

Nhưng mặc dù “những người bạn của Trung Hoa” có thể bày tỏ sự phẫn nộ với Trung Hoa đằng sau cửa kín, nhiều người đã nói với bà rằng họ sẽ không công khai làm như vậy vì sợ mất đặc quyền của họ ở nước này.

Vào tháng 1, hơn 140 học giả và nhà ngoại giao trên khắp thế giới đã ký một bức thư yêu cầu Trung Hoa trả tự do cho Kovrig và Spavor. Nhưng chỉ có sáu học giả Canada và  sáu cựu đại sứ Canada tại Trung Hoa đã ký.

Một cựu đại sứ Canada tại Beijing, Guy Saint-Jacques nói, nhiều, học giả, chính khách, giới lãnh đạo doanh nghiệp đã tự đưa họ vào những vị trí khó có thể chỉ trích Trung Hoa. Saint-Jacques cho biết, rất “hiếm khi” thấy ai đó công khai quay180 độ đối với Trung Hoa như cách mà McCuaig-Johnston đã làm. Ông nói tiếp,

“Beijing rất giỏi biến cựu công chức chính phủ và chính khách thành đồng phạm bằng cách mời họ ngồi vào ghế trong các hội đồng quản trị và bằng hợp đồng. Rõ ràng, sau đó rất khó để người ta có thể chỉ trích Trung Hoa.”

Guy Saint-Jacques
Cựu đại sứ Canada tại Bắc Kinh Guy Saint-Jacques là đặc phái viên Canada tại Trung Hoa từ năm 2012 đến 2016. Nguồn: JASON FRANSON/The Canadian Press

Nhưng McCuaig-Johnston nói rằng bà tin rằng quan điểm của mình đang lọt tai những thành viên của chính phủ Canada mà bà đã nói chuyện.

McCuaig-Johnston không muốn quay về Trung Hoa, ngay cả khi mối quan hệ được cải thiện; việc tin tưởng vào một quốc gia đã giam giữ bất hợp pháp hai đồng bào Canada của bà không có sức lôi cuốn.

Và, mặc dù chỉ vài năm trước đây, bà là phó chủ tịch của tổ chức, bây giờ bà không còn tham dự các sinh hoạt do Hội Hữu nghị Canada-Trung Hoa tổ chức nữa. Bà nói,

“Bạn có thể nói  là tôi không cảm thấy thân thiện với Trung Hoa.”

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: A ‘friend of China’ no more: Why a longtime Canadian ally has become one of Beijing’s fierce critics | Jeremy Nuttall | The Star | Nov 23, 2019.