Đột kích Sơn Tây 1970: mục đích chính trị hay mục đích chiến lược?

Nguyên Nghĩa

Bức tranh Blueboy Element của họa sĩ Michael Nikiporenko, một bức tranh nổi tiếng về chiếc trực thăng của đội tấn công HH-3E Banana Banana 1 đâm vào nhà tù Sơn Tây. Dick Meadows quỳ phía sau trực thăng dùng loa báo động cho tù binh. Nguồn: http://warfarehistorian.blogspot.com
  • Phía Thượng nghị sĩ J. W. Fulbright (D-Ark.) thì cho rằng cuộc đột kích Sơn Tây là một động thái chính trị của Tổng thống Nixon, “…the Son Tay raid had been a political move by President Nixon.”
  • Theo viên tướng soạn thảo kế hoạch đột kích, “cuộc đột kích đã là một thành công về mặt chiến lược / the raid was both a strategic and tactical success.”
Biệt kích Mỹ trong chiến dịch Ivory Coast, November 21, 1970, đột kích nà tù Sơn Tây. Nguồn https://specialoperations.com/US Army

Vậy đâu là mục tiêu chính trị, và đâu là mục tiêu chiến lược trong vụ đột kích trại tù Sơn Tây năm 1970 ? Phần sau là tóm lược theo bản Anh ngữ các trích đoạn từ tài liệu của Bộ Ngoại giao, của cơ quan CIA, và Nixon Foundation.

  1. CIA  Library: The WP- 29.12.1981 – QADDAFI LINKED AS BANKROLLER OF TERRORISTS- Document Creation Date: December 22, 2016

[…] Đã có sự nghi ngờ về đoàn người gồm 60 lính đặc nhiệm Mỹ tiến sâu vào lãnh thổ Bắc Việt ngày 21 tháng 11, 1970, mục đích được cho là để giải cứu tù binh Mỹ bị giam tại trại tù này. Cuộc đột kích vào Sơn Tây, cách Hà Nội 23 dặm về phía Tây, được kể là đã hoàn thành nhiệm vụ, nhưng đoàn đột kích đã ra về tay không: Không có tù binh Mỹ nào.

Phía Thượng nghị sĩ J. W. Fulbright (D-Ark.) thì cho rằng cuộc đột kích Sơn Tây là một động thái chính trị của Tổng thống Nixon, Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird nói rằng một lời buộc tội như vậy là vô lý.

Bây giờ, hơn 11 năm sau, các nguồn tin tình báo và từ phía Lầu Năm Góc đã thừa nhận rằng Fulbright đã nói đúng: Tổng thống và Tham mưu trưởng liên quân biết trước rằng không có tù binh Mỹ tại Sơn Tây. Dựa vào các nguồn tin bao gồm từ phía các cố vấn liên quan mật thiết đến kế hoạch về cuộc đột kích, đã nói với các cộng sự của tôi Dale Van Atta và Don Goldberg rằng cuộc giải cứu táo bạo được lên kế hoạch nhằm chủ ý về lý do chính trị: để cho phía Bắc Việt Nam thấy những nhược điểm của họ.[1]

2. CIA library: The WP – 10 July 1985 – MILITARY ‘FIASCO’ REALLY A SUCCESS – Document Creation Date: December 22, 2016

Biệt kích Mỹ trong chiến dịch Ivory Coast, November 21, 1970, đột kích nà tù Sơn Tây. Nguồn: https://specialoperations.com/US Army

Cuộc đột kích xét về mặt quân sự là “thảm bại” nhưng thực sự là thành công – Phía  chính quyền Reagan đang cân nhắc các biện pháp nhằm đối phó với bọn khủng bố, và đã rút ra bài học từ chiến dịch quân sự của Hoa Kỳ gần 15 năm trước, đó là cuộc đột kích vào Sơn Tây, miền Bắc Việt Nam.

Cuộc đột kích bị cho là một thất bại về mặt tình báo, vì các tù binh Mỹ dự tính sẽ được giải cứu nhưng đã không còn ở đó nữa. Trong thực tế, tình báo Hoa Kỳ khá chính xác, và cuộc đột kích được thực hiện với kỹ thuật tuyệt vời. Những gì các nhà hoạch định Lầu Năm Góc biết trước về cuộc đột kích Sơn Tây và kết quả đáng ngạc nhiên chưa bao giờ được tiết lộ. Đây là câu chuyện:

Vào ngày 21 Tháng 10 năm 1970, một lực lượng gồm 60 biệt kích ưu tú tiến vào một doanh trại hẻo lánh, cách phía tây Hà Nội 23 dặm, nằm sâu bên trong lãnh thổ Bắc Việt Nam. Những biệt kích được cho biết nhiệm vụ của họ là giải cứu khoảng 80 tù binh Mỹ đang bị giam giữ ở đó.

Nhưng họ không tìm thấy được một tù binh nào. Chỉ có những người lính Bắc Việt (và một số người Trung Hoa) ở trong khu doanh trại. Một trận chiến nẩy lửa đã diễn ra. Quân địch bị thương vong tới 100 người; không một người Mỹ nào bị giết. Trên thực tế, người Mỹ duy nhất  bị thương là một biệt kích bị thương gần mắt cá chân.

Những người tham gia cuộc đột kích đã thất vọng cay đắng. Họ rõ ràng đã mạo hiểm tính mạng của họ nhưng không đạt kết quả mong muốn. Ai đã phạm sai lầm?

Bằng chứng áp đảo là không có chuyện sai lầm xảy ra. Tình báo Hoa Kỳ khá chắc chắn rằng không có tù binh Mỹ tại Sơn Tây vào thời điểm trước khi cuộc đột kích diễn ra. Vậy tại sao lại lệnh cho họ làm cuộc đột kích?

Kế hoạch trưởng của cuộc đột kích là tướng Donald Blackburn, nói với cộng sự là Donald Goldberg nhiều năm sau rằng:

“Chúng tôi biết (tù binh) đã bị di chuyển. Nhưng chúng tôi không muốn từ bỏ việc thực hiện kế hoạch đột  kích.”

Donald Blackburn

Mục đích thực sự của cuộc đột kích, theo ông ta, là để cho người Bắc thấy rằng họ đang sống trong sự bất an là như thế nào.

Huy hiệu của chiến dich Ivory Coast đột kích nhà tù Sơn Tây 21/11/1970. Nguồn US Army

Một sĩ quan tình báo quân đội nói với chúng tôi vào thời gian gần đây rằng Lầu Năm Góc đã hạn chế các máy bay do thám bay qua trại giam vì sợ phía Bắc Việt cho là sẽ có cuộc đột kích sắp xảy ra. Ông (Blackburn) giải thích

“Vấn đề lớn không phải là có tù binh ở đó hay không mà là có trung đoàn Bắc Việt ở đó hay không. Chúng tôi đã tính toán  kỹ lưỡng rằng lực lượng đột kích sẽ không bị phục kích, nhằm tránh cho việc lại có thêm 60 tù binh nữa, điều đó nếu xảy ra sẽ là thảm họa.”

Tướng Donald Blackburn

Số lượng lớn bộ đội mà những người biệt kích gặp phải là một bất ngờ, cũng như vũ khí của họ đang dùng. Trên thực tế, một nhân viên phân tích của Cơ quan Tình báo Trung ương sau cuộc đột kích đã từ chức, phàn nàn về  người chỉ huy của ông ta, đã không muốn thừa nhận chuyện không có gián điệp trong khu vực, và phỏng đoán rằng các binh sĩ địch tại Sơn Tây chỉ được trang bị súng trường cũ của Nhật Bản và Pháp, nhưng trên thực tế, họ có súng máy.

Nhưng, khi kiểm điểm lại cuộc đột kích đã là một thành công về mặt chiến lược và chiến thuật. Nó thu được lợi ích quân sự tối đa, và chỉ có một rủi ro tối thiểu về người và vật chất.[2]

3. Vậy thì đâu là mục tiêu chính trị và đâu là mục tiêu chiến lược?

3.1 Mục tiêu chính trị? Khi còn là ƯCV Tổng Thống (1968), theo  Nixon Foundation.org. ghi lại đoạn văn:

“Trong chiến dịch năm 1968, Nixon hứa sẽ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, và bảo đảm việc đem tù binh Mỹ trở về nước – During the 1968 campaign, Nixon promised to end the war in Vietnam, secure the return of American POWs.”[3]

Nixon Foundation

Và sau hai năm (1969-1970) trong chức vụ Tổng thống, ông Nixon vẫn chưa thực hiện được lời hứa khi ra tranh cử là sẽ “chấm dứt chiến tranh và… đem  tù binh Mỹ trở về nước”. Năm 1970 TT Nixon lại chuẩn bị tái ứng cử chức vụ Tổng thống (năm 1972). Do đó vào tháng 7.1971, TS Kissinger đã đến Bắc Kinh thỏa hiệp với Trung Cộng để giải quyết chiến tranh Việt Nam và đem tù binh Mỹ về nước. (Có phải VNCH bị hy sinh bằng mọi giá vì lời hứa của TT Nixon là “chấm dứt chiến tranh” tại Việt Nam?)

Về chủ trương: “chấm dứt chiến tranh và… đem tù binh Mỹ trở về nước” theo Foreign Relations of the United States có đoạn văn ghi trong biên bản phiên họp giữa TS Kissinger và Thủ  Tướng Chu Ân Lai ngày 9 tháng  7 năm 1971 viết như sau:

“Tiến sĩ Kissinger: ‘Chúng tôi hy vọng rằng khi chúng tôi rời đi, chúng tôi có thể đã góp phần gieo hạt giống để từ đó sẽ phát triển hòa bình giữa các quốc gia của chúng tôi, hòa bình ở khu vực này và hòa bình trong thế giới này. […]

Đó là lý do tại sao tôi muốn nhân cơ hội này bày tỏ quan điểm của chúng tôi về hòa bình ở Đông Dương, để những khác biệt có thể được giải quyết, cả ở vùng Đông Dương và cả trong mối quan hệ của chúng ta. (Mỹ-TC) […]

Nếu chiến tranh tiếp diễn, nó sẽ không phải vì lợi ích của người dân Đông Dương…. Nó còn gây phiền phức đến mối quan hệ của chúng ta. […]

Quan điểm của chúng tôi là không duy trì bất kỳ chính phủ nào ở miền Nam Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng thực hiện các hành động cụ thể nhằm hạn chế sự hỗ trợ của chúng tôi cho chính phủ đó (VNCH) sau khi đạt được thỏa hiệp về hòa bình và còn nhằm xác định tạo mối quan hệ sau khi giải quyết trong hòa bình. […]

Tôi có thể đảm bảo với ông rằng chúng tôi muốn chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam qua các cuộc đàm phán, và chúng tôi đã sẵn sàng ấn định ngày rút toàn bộ lực lượng của chúng tôi ra khỏi Việt Nam và Đông Dương như ông đã đề nghị trước đây.[…]

Tôi đã tuyên bố về các điều kiện chúng tôi đưa ra, bao gồm việc rút hoàn toàn lực lượng Hoa Kỳ và để lại tương lai cho người dân Đông Dương tự định đoạt, nếu có lệnh ngừng bắn và phóng thích tù binh. Tôi đã giải thích quan điểm của chúng tôi, và đó là những điều bắt buộc mà chúng tôi sẽ phải duy trì.’”[4]

FRUS, Volume XVII, China, 1969–1972



3.2 Mục tiêu chiến lược? Theo Foreign Relations of the United States, phổ biến biên bản phiên họp ngày 22.2. 1972 giữa TT Nixon và Thủ tướng Chu Ân Lai có đoạn văn viết:

[…]

“Tổng thống Nixon: ‘Thưa ngài Thủ tướng, vấn đề Việt Nam sẽ không còn là vấn đề chia rẽ chúng ta nữa. Thủ tướng đã đề nghị rằng nếu chúng ta có thể tiến hành nhanh hơn thì sẽ là một điều khôn ngoan… […]

Tôi rất tôn trọng quan điểm của Thủ tướng về chủ đề này bởi vì  nếu cuộc chiến vẫn tiếp tục, nước được lợi duy nhất là Liên Xô. Phía Liên xô muốn Hoa Kỳ bị sa lầy tại Việt Nam. Họ, tất nhiên, sẽ tạo ảnh hưởng lên miền Bắc Việt Nam. […]’

Tiến sĩ Kissinger: ‘Ngoại trừ nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa muốn kết thúc chiến tranh  còn phía Liên Xô muốn cuộc chiến tiếp tục.’

Tổng thống Nixon: ‘Đúng.’

Thủ tướng Chu Ân Lai: ‘Đúng.’”[5]

FRUS, Volume XVII, China, 1969–1972

Năm 1973 Hiệp định Paris ra đời và như lời TT Nixon ghi tại biên bản nêu trên: “Vấn đề  Việt Nam sẽ không còn là vấn đề chia rẽ chúng ta nữa” nên bảy năm sau ngày TT Nixon đến Bắc Kinh, vào năm 1979, ông Đặng Tiểu Bình đến  Mỹ, ông ta hô hào chống Liên Xô, công khai kêu gọi Mỹ hợp tác “nhốt con gấu Bắc cực vào chuồng”, một đoạn văn ghi trong cuốn Mưu Lược Đặng Tiểu Bình viết: 

 “Trong tình hình không có hy vọng hòa hoãn với Liên xô,  Đặng Tiểu Bình không thể không kế thừa chiến lược quốc tế của những năm cuối đời Mao Trạch Đông: Liên hiệp với Mỹ để cùng ngăn chặn dã tâm bành trướng của Liên xô. Phương pháp này quả  nhiên đem lại hiệu quả. Qua việc Đặng Tiểu Bình sang thăm Mỹ đầu năm 1979, Liên xô giữ thái độ im lặng khi Trung quốc dạy bài học cho Việt Nam.”[6]

Năm 1985 theo viên tướng soạn thảo kế hoạch đột kích Sơn Tây (ghi tại phần trên) thì: “Cuộc đột kích đã là một thành công về mặt chiến lược.”  Mười năm sau, năm 1995 tướng Westmoreland đến Nam California tuyên bố “vì mục tiêu chiến lược không cắt đứt đường mòn HCM, không tiến quân ra miền Bắc…” (Hồn Việt 10.1995)

Phần trình bày trên hy vọng trả lời phần nào cho các câu hỏi trên.

Biệt kích Mỹ sau chiến dịch Ivory Coast đột kích nà tù Sơn Tây. Nguồn: https://specialoperations.com/US Army

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: DCVOline biên tập và minh họa

[1] CIA library -The WP- 29.12.1981-Doc.Creation: Dec. 22, 2016;Doc.Release: Jan.10, 2012; Publication Date: Dec.29, 1981 >> .cia.gov/library/readingroom/docs/CIA-RDP90-00965R000100160001-6.pdf
[2] CIA library -MILITARY ‘FIASCO’ REALLY A SUCCESS ;Doc.Creation Date: Dec.22, 2016-Doc. Release Date: Jan.10, 2012;Publication Date: July 10,1985 >>-.cia.gov/library/readingroom/docs/CIA-RDP90-00965R000100120058-8.pdf
[3] Nixon Foundation >>nixonfoundation.org/2017/09/president-richard-nixons-14-addresses-nation-vietnam/
[4] Foreign Relations of the United States: Kissinger to China 1969–1976, Volume XVII, China, 1969–1972 >>/history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v17/d139
[5] Foreign Relations of the United States,Nixon to China 1969–1976, Volume XVII, China, 1969–1972 Beijing, Feb. 22, 1972 >>/history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v17/d196
[6]  Việt Nam Thư Quán: “Mưu Lược Đặng Tiểu Bình”,  Chương 7-b