22 quốc gia tại LHQ yêu cầu Trung Hoa chấm dứt đàn áp ở Tân Cương

DCVOnline Tin HWR

Lần đầu tiên LHQ lên tiến đòi Hoa lục ngưng ngay việc bắt giam người hàng hoạt và đòi được quyền giám sát

Chính quyền Hoa lục đán áp người Hồi giáo ở Tân Cương. Nguồn: Business Insider

GENEVA – Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm nay cho biết tuần này, hai mươi hai quốc gia thuộc cơ quan nhân quyền hàng đầu của Liên Hiệp Quốc đã ban hành một tuyên bố chung kêu gọi Trung Hoa chấm dứt hành động tùy tiện bắt giam người hàng loạt và những vi phạm liên quan đến người Hồi giáo ở khu vực Tân Cương. Trong một quyết định  chưa từng có, 22 quốc gia tại Hội đồng Nhân quyền LHQ cũng kêu gọi Trung Hoa hợp tác với Cao Ủy Nhân Quyền và các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc và để cho có thể đến quan sát tại Tân Cương. John Fisher, giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) tại Geneva nói,

 “Hai mươi hai quốc gia đã lên án Trung Hoa vì đã đối xử tàn nhẫn với người Hồi giáo ở Tân Cương. Tuyên bố chung không chỉ quan trọng đối với người dân Tân Cương, mà còn đối với mọi người trên khắp thế giới, những người trông đợi cơ quan quyền hàng đầu của Liên Hiệp Quốc làm áp lực và buộc họ phải chịu trách nhiệm trước những vi phạm nhân quyền ngay cả đó là những những quốc gia hùng mạnh nhất.”

John Fisher , HWR

Hai hai mươi hai quốc gia bày tỏ lo ngại về những  báo cáo về việc giam giữ người dân tùy tiện, theo giõi dân chúng khắp nơi và những vi phạm nhân quyền khác đối với người Uyghur và những người Hồi giáo khác ở Tân Cương. Họ kêu gọi Trung Hoa để cho các giới quan sát quốc tế độc lập của Liên Hiệp Quốc được đến Tân Cương và yêu cầu Cao ủy LHQ báo cáo thường xuyên về tình hình ở Tân Cương cho Hội đồng Nhân quyền (HRC).

Trong những năm gần đây, các tổ chức nhân quyền, gồm Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), và các phương tiện truyền thông đã đưa tin về “cải tạo chính trị” ở những trại “dậy nghề” ở Tân Cương, trong đó có khoảng 1 triệu người Uyghur và những người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ (Turkic) khác bị giam giữ, ngược đãi và đôi khi bị tra tấn, mà không qua bất kỳ một tiến trình pháp lý nào. Chính quyền Hoa lục đã dùng những kỹ thuật giám sát phi thường để theo dõi – và coi những người bị giam giữ  là tội phạm – một loạt các hành dộng hợp pháp. Chính phủ Hoa lục đã phủ nhận rằng đang có những vụ đàn áp hoặc cố gắng biện minh cho hành vi của chính quyền là một phần của chiến lược quốc gia chống khủng bố.

Vào tháng 3, tại cuộc Giám định Thường kỳ Toàn cầu (UPR), trong một đánh giá về hồ sơ quyền của mọi quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, Trung Hoa đã tìm cách ngăn chặn sự giám sát rốt ráo đối với việc đàn áp nhân quyền của họ. Trung Hoa đã  thao túng cuộc thanh tra, đưa ra những câu trả lời sai lệch một cách trắng trợn về các vấn đề quan trọng như tự do ngôn luận và luật pháp, và đe dọa các nhân viên phái đoàn “vì lợi ích của mối quan hệ song phương của chúng ta”, không được tham dự vào một hội đồng về quyền con người ở Tân Cương.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết,việc nhiều quốc gia hiện sẵn sàng kêu gọi có một đánh giá quốc tế độc lập phản ảnh sự hoài nghi về những tuyên bố của Trung Hoa về tình hình ở Tân Cương.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết, tuyên bố chung trước đây về Trung Quốc tại HRC do Hoa Kỳ dẫn đầu vào tháng 3 năm 2016 với đại diện 12 quốc gia  ký nhận. Năm nay, con số quốc gia gần gấp đôi đã tham gia vào nỗ lực hiện tại phản ảnh mối quan tâm quốc tế ngày càng tăng đối với tình hình ở Tân Cương. Các quốc gia đã ký kết cho đến nay là: Úc, Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Ireland, Nhật Bản, Latvia, Litva, Luxembourg, Hòa Lan, New Zealand, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, và Vương quốc Anh [Đặc biệt không/chưa có Hoa Kỳ. — DCVOnline]. Một số các nước khác đang cứu xét và có thể ký vào bản tuyên bố chung. John Fisher nói tiếp,

“Chính phủ các quốc gia trên thế giới ngày càng nhận thấy sự đau khổ của hàng triệu người dân ở Tân Cương, với cảnh gia đình tan nát, họ đang sống trong sợ hãi, và một nhà nước Trung Hoa tin rằng họ có thể vi phạm hân quyền hàng loạt mà không ai có thể kiểm soát được. Tuyên bố chung cho thấy Bắc Kinh đã sai khi nghĩ rằng họ có thể thoát khỏi sự giám sát của quốc tế đối với các hành động đàn áp người dân ở Tân Cương, và áp lực của thế giới sẽ chỉ tăng lên cho đến khi những vụ đàn áp kinh hoàng này kết thúc.”

John Fisher , HWR

Phó Thống đốc Tân Cương (Trung Hoa) Erkin Tuniyaz tham dự cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 25 tháng 6 năm 2019. © 2019 Marina Depetris/Reuters i

Tuyên bố chung của HRC về Tân Cương (PDF)

Chữ ký của Đại diện 22 quốc gia tại LHQ yêu cầu Trung Hoa ngưng đàn áp người dân Tân Cương. Nguồn: LHQ

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: UN: Unprecedented Joint Call for China to End Xinjiang Abuses | HRW | Jul 10, 2019.