Chính quyền Hoa lục đàn áp người Uighur ở Tân Cương

Lindsay Maizland | Trà Mi

Hơn một triệu người Hồi giáo đã bị bắt giam một cách tùy tiện tại Tân Cương ở Hoa lục. Những trại cải tạo chỉ là một phần của cuộc đàn áp người Uighurs của chính phủ Trung Hoa.

 Một người đàn ông Uighur làm việc tại cửa hàng của ông ở Kashgar, tỉnh Tân Cương. Ảnh Kevin Frayer / Getty

Được biết chính phủ Trung Hoa đã bắt giam hơn một triệu người Hồi giáo trong các trại cải tạo. Hầu hết những người bị chính phủ giam giữ tùy tiện là người Uighur, một nhóm sắc tộc phần lớn nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và sống vùng Tân Cương ở phía Tây Bác Trung Hoa.

Các tổ chức nhân quyền, nhân viên của Liên Hiệp Quốc và nhiều chính phủ nước ngoài đang kêu gọi Trung Hoa ngưng cuộc đàn áp. Nhưng nhà chức trách Trung Hoa cho rằng những gì họ gọi là ‘trung tâm dạy nghề’ không vi phạm nhân quyền của người Uighur. Tuy nhiên, họ đã từ chối không cho biết thông tin về các trung tâm giam giữ và ngăn chận nhà báo và điều tra viên nước ngoài đến quan sát những ‘trung tâm dậy nghề’ đó.

Việc bắt giam hàng loạt người Hồi giáo bắt đầu từ khi nào?

Khoảng từ tám trăm nghìn đến hai triệu người Uighur và những người Hồi giáo khác, gồm cả người thiểu số Kazakhstan và Uzbeks, đã bị giam giữ kể từ tháng 4 năm 2017, theo các chuyên gia và quan chức chính phủ [PDF]. Bên ngoài các trại giam, mười một triệu người Uighur sống ở Tân Cương tiếp tục chịu đựng cuộc đàn áp của chính quyền Trung Hoa đã kéo dài hàng chục năm.

Hầu hết mọi người đang bị bắt giữ trong những trại giam  trại chưa bao giờ bị buộc tội và không có phương tiện pháp lý để đặt vấn đề tại sao chính phủ lại bắt giam họ. Theo tin của báo giới cho biết những người bị bắt giam dường như là mục tiêu của chính phủ vì nhiều lý do, gồm cả việc đã đi đến hoặc liên lạc với những người từ bất kỳ nước nào trong số hai mươi sáu quốc gia mà Trung Hoa coi là nhạy cảm, như Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ) và Afghanistan; tham dự sinh hoạt tại nhà thờ Hồi giáo; và gửi văn bản có những câu Kinh Qur’an. Thông thường, tội duy nhất của họ là người theo Hồi giáo, các nhóm nhân quyền nói, thêm rằng nhiều người Uighur đã bị coi là cực đoan đơn giản chỉ vì họ sống theo tôn giáo của họ.

Hàng trăm trại giam đặt tại Tân Cương. Chính thức, đây gọi là Khu tự trị Uighur Tân Cương, tỉnh phía tây bắc Hoa lục mà đã bị Trung Hoa xâm chiếm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Hoa (ĐCSTQ) nắm quyền lực vào năm 1949. Một số người Uighur sống ở đó gọi khu vực này là Đông Turkestan và cho rằng nó độc lập với Trung Hoa. Tân Cương chiếm một phần sáu diện tích đất liền Trung Hoa và giáp với tám quốc gia, gồm cả Pakistan, Kazakhstan và Kyrgyzstan.

Bản đồ cho thấy 27 trại cải tạo ở tỉnh Tân Cương phía tây bắc của Trung Hoa.

Các chuyên gia ước tính rằng các chiến dịch cải tạo ở Tân Cương đã bắt đầu từ năm 2014 và được mở rộng hơn vào năm 2017. Các nhà báo của Reuters, quan sát hình ảnh vệ tinh, thấy khoảng ba mươi chín trại gần như tăng gấp ba lần kể từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018; chúng có diện tích tổng gần bằng 140 sân đá banh. Tương tự, phân tích ngân sách địa phương và quốc gia trong vài năm qua, chuyên gia Tân Cương tại Đức, Adrian Zenz, nhận thấy rằng chi tiêu xây dựng cho các cơ sở liên quan đến an ninh ở Tân Cương đã tăng thêm 20 tỷ nhân dân tệ (khoảng 2,96 tỷ USD) trong năm 2017.

Chuyện gì đang xảy ra trong các trại tập trung?

Có rất ít thông tin về những gì thực sự xảy ra trong các trại giam, nhưng nhiều tù nhân đã trốn khỏi Trung Hoa mô tả điều kiện sinh hoạt khắc nghiệt ở đó. Những người bị giam buộc phải cam kết trung thành với ĐCSTQ và phải chối bỏ Hồi giáo, họ nói, cũng như hát những lời ca ngợi về chủ nghĩa cộng sản và học tiếng Quan Thoại. Một số khác cho biết điều kiện ở trại giam giống như ở nhà tù, với máy ảnh và máy vi âm theo dõi mọi bước đi và lời nói của họ. Những người khác nói rằng họ đã bị tra tấn và không cho ngủ trong những cuộc thẩm vấn. Một số người đã định tự tử hoặc đã chứng kiến ​​những người khác tự sát.

Việc bắt giam cũng chia cách gia đình. Trẻ em có cha mẹ đã bị bắt giam thường bị buộc phải ở trong trại trẻ mồ côi của nhà nước. Cha mẹ người Uighur sống bên ngoài Trung Hoa thường buộc phải có lựa chọn khó khăn: một là trở về nhà để ở cùng con cái và có nguy cơ bị bắt giam, hai là ở lại nước ngoài, không gặp và không thể liên lạc được với con cái của mình.

Tại sao bây giờ Trung Hoa lại bắt giam người Uighur ở Tân Cương?

Nhà chức trách Trung Hoa lo ngại rằng người Uighur có tư tưởng cực đoan và ly khai, và chính phủ coi các trại giam là một cách để loại bỏ những  mối đe dọa đối với  sự toàn vẹn lãnh thổ, chính phủ và dân số của Trung Hoa.

Việc giam giữ tùy tiện đã được nhà chức trách của khu vự này áp dụng từ thời Chen Quanguo (Trần Toàn Quốc), Bí thư Đảng Cộng sản Tân Cương;  Chen Quanguo đã thuyên chuyển đến Tân Cương từ năm 2016 sau khi giữ một vị trí lãnh đạo hàng đầu ở Tây Tạng. Nổi tiếng với việc tăng số lượng cảnh sát và trạm kiểm soát an ninh, cũng như sự kiểm soát của nhà nước đối với các tu viện Phật giáo ở Tây Tạng, Chen đã tăng cường an ninh ở Tân Cương một cách đáng kể.

Vào tháng 3 năm 2017, chính quyền Tân Cương đã thông qua một đạo luật chống chủ nghĩa cực đoan, cấm người dân để râu dài và đeo mạng che mặt ở nơi công cộng. Nó cũng chính thức công nhận việc dùng các ‘trung tâm huấn luyện’ để loại bỏ chủ nghĩa cực đoan.

Công nhân đi dọc theo hàng rào của một trung tâm giam giữ có thể là trại giam người Hồi giáo ở tỉnh Tân Cương. ngày 4 tháng 9 năm 2018. Anh: Thomas Peter / Reuters.

Dưới thời Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình, ĐCSTQ đã thúc đẩy việc Hán hóa tôn giáo, hoặc buộc tất cả các tôn giáo phải tuân theo các học thuyết vô thần của đảng cộng sản và phong tục tập quán của xã hội Hán-Trung. Mặc dù chính phủ công nhận năm tôn giáo — đạo Phật, Thiên Chúa giáo, Đạo giáo, Hồi giáo và Tin lành —  nhưng từ lâu họ vẫn sợ rằng người nước ngoài có thể sử dụng việc hành đạo để thúc đẩy ly khai khỏi Trung Hoa.

Chính phủ Trung Hoa đã mô tả bất kỳ biểu hiện nào của Hồi giáo ở Tân Cương là cực đoan, một phản ứng đối với các phong trào độc lập trong quá khứ và sự bùng phát bạo lực thỉnh thoảng xẩy ra. Chính phủ đã đổ lỗi cho các cuộc tấn công khủng bố cho Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan, một nhóm ly khai do phiến quân người Uighur thành lập trong những thập kỷ gần đây. Sau vụ tấn công 11/9 ở Hoa Kỳ, chính phủ Trung Hoa bắt đầu biện minh cho hành động của họ đối với người Uighur như một phần của Chiến tranh chống khủng bố toàn cầu. Họ nói rằng họ sẽ chiến đấu với những gì mà họ gọi là bá đạo “Ba giới tệ hại”, chủ nghĩa ly khai,  chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, và chủ nghĩa khủng bố quốc tế, bằng mọi giá.

Năm 2009, bạo loạn ở Urumqi, thủ đô Tân Cương, đã bùng nổ khi những người biểu tình da số là người Uighur xuống đường chống lại việc  nhà nước khuyến khích người Hán di cư đến khu vực và những phân biệt đối xử về kinh tế và văn hóa. Gần hai trăm người đã thiệt mạng và các chuyên gia nói rằng điều đó đánh dấu một bước ngoặt trong thái độ của Bắc Kinh đối với người Uighur. Dưới mắt của Bắc Kinh, tất cả người Uighur có khả năng là những kẻ khủng bố hoặc cảm tình viên của khủng bố.

Vài năm sau đó, chính quyền đổ lỗi cho người Uighur vì các cuộc tấn công tại một văn phòng chính quyền địa phương, nhà ga xe lửa và chợ ngoài trời, cũng như sự kiện Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Chính phủ cũng lo ngại rằng hàng ngàn người Uighur đã đến Syria để chiến đấu cho các nhóm chiến binh khác nhau, gồm cả nhóm tự xưng là Nhà nước Hồi giáo, sau khi cuộc nội chiến bùng nổ năm 2011 sẽ quay trở lại Trung Hoa và gây ra bạo lực.

Kinh tế có là yếu tố liên quan đến cuộc đàn áp này hay không?

– Năm 2011, Tân Cương sản xuất 120 triệu tấn than. Theo ước tính cơ bản của chúng tôi, Tân Cương sẽ sản xuất ~ 240 triệu tấn than mỗi năm trong năm 2015 và hơn 750 triệu tấn mỗi năm vào năm 2020
– Như thế Tân Cương trở thành một trong những vùng sản xuất than lớn nhất thế giới.
– Đến năm 2020, Tân Cương có thể xuất khẩu 200 triệu tấn than mỗi năm sang các vùng khác của Trung Hoa bằng đường sắt, 200 triệu tấn mỗi năm dưới dạng điện và có khả năng hơn 100 triệu tấn mỗi năm dưới dạng hóa chất và nhiên liệu lỏng.
 – Than chi phí nhiệt điện thấp và than điện từ Tân Cương có thể là mối đe dọa cạnh tranh đáng kể đối với sự phát triển khí đá phiến ở miền Trung và Tây Nam Trung Hoa, là thị trường mục tiêu cho than và điện sản xuất tại Tân Cương.
– Than ở Tân Cương có thể được vận chuyển ở thể cứng đến miền Trung Trung Hoa với chi phí khoảng 3,30 đô la Mỹ một triệu BTU, trong khi khí đá phiến trong khu vực có thể sẽ tốn 5 đô la Mỹ mỗi triệu BTU trở lên để sản xuất.
 – Xinjiang có thể sản xuất hơn 250.000 bpd nhiên liệu lỏng từ than đá và có khả năng lên tới 1 triệu thùng mỗi ngày nếu các nhà sản xuất tăng hiệu quả sử dụng nước và nếu cơ quan  Phát triển & Cải cách Quốc gia Trung Hoa (NDRC) cho phép mở rộng.
Nguồn: China SignPost

Tân Cương là một mắt xích quan trọng trong Sáng kiến ​​Nột Vành đai Một Con đường của Trung Hoa, một kế hoạch phát triển lớn kéo dài khắp châu Á và châu Âu. Bắc Kinh hy vọng sẽ xóa bỏ mọi khả năng của hoạt động ly khai để tiếp tục phát triển Tân Cương, nơi có trữ lượng than và khí đốt tự nhiên lớn nhất của Trung Hoa. Các tổ chức nhân quyền đã nhận thấy rằng lợi ích kinh tế của việc khai thác và phát triển tài nguyên thường được người Hán Trung Hoa hưởng lợi một cách không tương xứng, và người Uighur ngày càng bị thiệt thòi.

Nhà chức trách Trung Hoa nói gì về các trại giam?

Học viên tại một ‘trung tâm dậy nghề’ ở quận Hotan ở Tây Nam Tân Cương. Ảnh HWR

Một khi các trại bắt đầu  được sự chú ý của giới truyền thông quốc tế, chính phủ Trung Hoa đã phủ nhận sự hiện hữu của những trại giam này. Sau đó, bắt đầu từ tháng 10 năm 2018, nhà chức trách Trung Hoa bắt đầu gọi những trại giam đó là các chương trình giáo dục và dậy nghề. Đến tháng Ba 2019, tên chính thức của những trại đó là “trung tâm dậy nghề”. Shohrat Zakir, thống đốc Tân Cương, mô tả chúng là những “trường nội trú”, nơi huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho các học viên của thành phố, những người được tự nguyện ghi tên vào trại và được phép rời khỏi các trại khi họ muốn. Nhưng các tổ chức nhân quyền nói rằng những người bị giam giữ bị ngăn chận không cho thoát ra ngoài khi họ muốn.

Theo một phúc trình của nhà nước, giới chức chính phủ cho rằng các trại ‘dậy nghề’ này có hai mục đích: 1/ dạy tiếng Quan Thoại, luật pháp Trung Hoa và dạy nghề, và 2/ để ngăn chặn công dân khỏi bị ảnh hưởng vì những ý tưởng cực đoan, “tiêu diệt hoạt động khủng bố từ trứng nước”. Họ nói rằng Tân Cương đã không có bất kỳ một cuộc tấn công khủng bố nào kể từ tháng 12 năm 2016, nhà chức trách Trung Hoa tuyên bố các trại giam đã ngăn chặn bạo lực.

Chính phủ Trung Hoa chống lại áp lực quốc tế đòi để chuyên viên điều tra nước ngoài được vào trại, nói rằng bất cứ chuyện gì xảy ra ở Tân Cương là một vấn đề nội bộ. Chính phủ Trung Hoa phủ nhận rằng có việc người dân bị buộc phải tố cáo Hồi giáo, bị giam giữ trái với ý muốn của họ và bị hành hạ trong các trại giam [“trung tâm dậy nghề”]. Đầu năm 2019, chính quyền Trung Hoa đã tổ chức một số chuyến viếng thăm cho giới ngoại giao nước ngoài đến thăm Tân Cương và đi viếng một trung tâm; một viên chức Hoa Kỳ đã chỉ trích đó là những hoạt cảng được dàn dựng trước.

Chuyện gì đang xảy ra bên ngoài các trại ở Tân Cương?

Ngay cả trước khi các trại giam ở Tân Cương trở thành một phần chính của chiến dịch chống chủ nghĩa cực đoan của chính phủ Trung Hoa, chính phủ Hoa lục đã bị buộc tội đàn áp tự do tôn giáo và các quyền cơ bản của con người ở Tân Cương.

Giói chuyên gia cho biết Tân Cương đã bị biến thành một quốc gia theo giõi dựa vào kỹ thuật tiên tiến để giám sát hàng triệu người. Dưới thời lãnh đạo Đảng Cộng sản Tân Cương của Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo), Tân Cương được đặt dưới một hệ thống quản lý lưới, như được mô tả trong các bản tin của báo giới, trong đó thành phố và làng mạc được chia thành những ô vuông khoảng năm trăm người. Mỗi quảng trường có một bót cảnh sát theo dõi cư dân chặt chẽ bằng cách thường xuyên quét thẻ căn cước, chụp ảnh và lấy dấu vân tay của họ, và kiểm soát điện thoại di động của họ. Ở một số thành phố, như Kashgar ở phía tây Tân Cương, cứ sau một trăm thước lại có một trạm kiểm soát của cảnh sát hoặc máy ảnh nhận diện ở khắp mọi nơi. Chính phủ Trung Hoa cũng thu thập và lưu trữ dữ liệu sinh trắc học của người dân bằng một chương trình bắt buộc được quảng cáo là Vật lý cho tất cả.

Biểu đồ cho thấy quảng cáo việc làm an ninh công cộng tăng mạnh ở Tân Cương năm 2017 như thế nào.

Những nhà báo đưa tin từ Tân Cương đã nhận thấy nhiều khía cạnh của cuộc sống của người Hồi giáo đã bị xóa sạch. Đảng viên của đảng Cộng sản đã được tuyển dụng từ năm 2014 để ở ngay trong nhà của người Uighur và báo cáo về bất kỳ hành vi nhận thức nào họ cho là cực đoan, kể cả việc nhịn ăn trong tháng Ramadan hoặc kiêng không uống rượu. Nhà chức trách Trung Hoa đã phá hủy các nhà thờ Hồi giáo, nói rằng các tòa nhà đó được xây dựng kém phẩm chất và không an toàn cho tín hữu. Cha mẹ người Uighur bị cấm không được đặt tên cho con họ một số tên nhất định, nhue Mohammed và Medina. Thực phẩm Halal đang trở nên khó tìm thấy hơn ở Urumqi vì chính quyền địa phương đã phát động một chiến dịch chống lại thực phẩm Halal.

Bắc Kinh cũng gây áp lực với các chính phủ khác để hồi hương người Uighur đã trốn khỏi Trung Hoa. Ví dụ, năm 2015, Thái Lan đã phải trả lại hơn một trăm người Uighur và Ai Cập đã phải trục xuất một số sinh viên Uighur vào năm 2017. Người Uighur Trung Hoa sống ở nước ngoài sợ rằng họ sẽ bị trục xuất và gửi về các trại giam [ở Tân Cương].

Thế giới phản ứng ra sao?

Thê giới đã bỏ quên người Hồi giáo Uighur ở Tân Cương? Nguồn:
Al Jazeera English

Phần lớn thế giới đã lên án việc Trung Hoa bắt giữ người Uighur ở Tân Cương. Giám đốc nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và các quan chức khác của Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu quyền đi thăm viếng các trại giam. Liên minh châu Âu đã kêu gọi Trung Hoa tôn trọng tự do tôn giáo và thay đổi chính sách của họ tại Tân Cương. Và các tổ chức nhân quyền đã thúc giục Trung Hoa đóng cửa ngay lập tức các trại giam và phải trả lời các câu hỏi về những người Uighur đã biến mất.

Đáng chú ý là nhiều quốc gia Hồi giáo vẫn giữ im lặng. Họ đặt ưu tiên cho những mối quan hệ kinh tế và quan hệ chiến lược với Trung Hoa cao hơn là nhân quyền của người Hồi giáo Uighur ở Tân Cương; nhiều chính phủ, gồm cả các nước Ả Rập Saudi, Ai Cập và Indonesia, đã nhắm mắt làm ngơ trước các vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Thổ Nhĩ Kỳ trở thành quốc gia đa số Hồi giáo duy nhất lên tiếng lo ngại khi Bộ trưởng Ngoại giao Turkey đòi Trung Hoa phải bảo đảm “quyền bảo vệ toàn diện bản sắc văn hóa của người Uighur và các tín đồ Hồi giáo khác” trong phiên họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ vào đầu năm 2019.

Các quan chức hàng đầu trong chính quyền Donald J. Trump, gồm Phó Tổng thống Mike Pence và Ngoại trưởng Mike Pompeo, đã lên tiếng chống lại các hành động đàn áp của Trung Hoa. Giới ngoại giao Hoa Kỳ đã tổ chức một cuộc họp cùng với Hội đồng Nhân quyền LHQ vào tháng 3 năm 2019, kêu gọi Trung Hoa ngừng giam giữ người Hồi giáo. Một báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2019 trình bày chi tiết về những vi phạm nhân quyền Trung Hoa tại Tân Cương và cả Hoa lục.

Nhưng các thành viên của Quốc hội và giới hoạt động đã chỉ trích chính phủ Hoa Kỳ không hành động. Trong một bức thư hồi tháng 3 năm 2019 [PDF], một nhóm các nghị sĩ lưỡng đảng đã yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ điều tra xem liệu Trung Hoa có sử dụng kỹ thuật của Mỹ để giám sát và giam giữ người Uighur hay không, cũng như soạn thảo một kế hoạch để “buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm”. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ đang xét đến các “biện pháp có mục đích”, gồm cả các biện pháp trừng phạt, đối với giới chức Trung Hoa.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã ủng hộ các hành động khác mà Hoa Kỳ và các quốc gia khác có thể thực hiện: công khai thách thức Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình (Xi Jinping); xử phạt các viên chức cao cấp, như Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo); từ chối xuất cảng kỹ thuật tạo điều kiện cho chính quyền Trung Hoa lạm dụng; và ngăn chặn Trung Hoa nhắm vào các thành viên của cộng đồng người Uighur.

Tuy vậy, không một quốc gia nào có hành động ngoài việc ban hành các tuyên bố chỉ trích Trung Hoa.

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: China’s Crackdown on Uighurs in Xinjiang| Lindsay Maizland | The Council on Foreign Relations (CFR)  | April 11, 2019.