Càng đánh thuế nhập cảng vào hàng Trung Quốc, chuyên gia kinh tế càng phải gãi đầu

Greg Rosalsky (NPR) | DCVOnline

Cách đây vài tuần, sau khi các cuộc đàm phán thương mại sụp đổ, Tổng thống Trump đã tăng thuế đối hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ 10% lên 25%.

Cờ Mỹ (Trái) và cờ Trung Quốc tại Bắc Kinh vào ngày 14 tháng 5 năm 2019. Nguồn: Greg Baker / AFP / Getty

Đó là thuế nhập cảng áp dụng vào một phần ba tổng số hàng hóa  – trị giá khoảng 250 tỷ đô la mỗi năm — mà Hoa Kỳ nhập cảng từ Trung Quốc.

Danh sách thuế nhập cảng của cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) bắt đầu bằng  “Những miếng thịt heo đông lạnh bán lẻ” và tiếp tục thêm vài trăm trang. Trung Quốc đã trả đũa bằng cách công bố kế hoạch tăng thuế nhập cảng vào hàng hóa của Mỹ trị giá khoảng 60 tỷ đô la Mỹ. Trump hiện đang đe dọa đánh thuế nhập cảng lệ 25% trên hai phần ba hàng hóa còn lại nhập cảng từ Trung Quốc chưa có trong danh sách của Hoa Kỳ. Điều đó có thể có nghĩa là rất nhiều hàng nhập cảng từ Trung Quốc, ngoại trừ dược phẩm, một số mặt hàng y tế và các khoáng chất khác nhau, sẽ bị đánh thuế nặng.

Điều gì xảy ra với một mặt hàng bị đánh thuế nahajp cảng? Thị trường phản ứng ra sao? Các thí nghiệm trực tiếp liên tục về thuế nhập cảng và thương mại đang bắt đầu mang lại một số dữ liệu. Tháng trước, những chuyên gia kinh tế Aaron Flaaen, Ali Hortusu và Felix Tintelnot đã công bố một nghiên cứu trưng dẫn bằng chứng về tác động của thuế nhập cảng gần đây đối với máy giặt.

Sau khi giặt không thấy quần áo sạch hơn

Đầu năm 2018, sau khi công ty Whirlpool của Mỹ phàn nàn về mức cạnh tranh nước ngoài, chính quyền Trump đã đánh thuế nhập cảng trên máy giặt nhập cảng từ khắp nơi trên thế giới. Mỹ đánh  20% thuế nhập cảng trên 1,2 triệu máy giặt đầu tiên nhập cảng mỗi năm và đánh 50% thuế nhập cảng cho mỗi máy giặt sau đó.

Mặc dù các mức thuế này chỉ áp dụng đối với các hãng sản xuất nước ngoài, nghiên cứu của Flaaen, Hortaçsu và Tintelnot, giống như nhiều nghiên cứu trước đây, cho thấy cuối cùng người tiêu dùng Mỹ phải trả thêm tiền. Máy giặt mới ở Mỹ đã đắt hơn khoảng 12% trước thời chiến tranh mậu dịch. Điều đó không có gì phải ngạc nhiên.

Gia máy giặt ở Mỹ. Nguồn: The Economist.

Điều đáng ngạc nhiên là máy sấy cũng đắt hơn mặc dù chúng không bị đanh thuế nhập cảng. Đó là vì máy giặt và máy sấy là “hàng hóa bổ túc cho nhau”. Felix Tintelnot, đồng tác giả của nghiên cứu nêu trên, cho biết chúng có giá trị hơn như một đôi.

“Trước khi có thuế nhập cảng đa số những hãng sản xuất định giá máy giạt và máy sấy như nhau. Cách định giá vẫn như vậy sau khi bị đánh thêm thuế nhập cảng … vì vậy chỉ biết được toàn bộ tác động của thuế nhập cảng trên giá cả sau khi tính luôn giá của mặt hàng bổ túc — máy sấy.”

Felix Tintelnot

Nghiên cứu nói trên cho thấy những người thua cuộc rõ ràng là những người tiêu thụ Mỹ cần mua máy giặt trong vài năm qua. Nhưng, vì nó đắt hơn, nên LG, Samsung và Whirlpool sẽ tạo ra khoảng 1.800 việc làm để sản xuất máy giặt và máy sấy ở Mỹ. Thật là tuyệt vơi phải không? Không hẳn vậy. Sau khi tính toán giá kê cả thuế nhập cảng thì để có 1.800 việc làm mới đã khiến người Mỹ phải trả khoảng 815.000 đô la mỗi việc làm mỗi năm.

Thuế nhập cảng cũng như một đống đất đổ thêm vào cả núi bằng chức cho thấy thuế nhập cảng rõ ràng là loại kinh tế  quá tồi. Nhưng không chỉ có đảng Cộng hòa mới lafmkinh tế như vậy. Một nghiên cứu đã phân tích thuế nhập cảng của Tổng thống Obama đánh trên lốp xe do Trung Quốc sản xuất và đã tạo ra khoảng 1.200 việc làm với chi phí khoảng 900.000 USD mỗi năm cho mỗi công việc. Đó là lý do tại sao Douglas Irwin, một chuyên gia kinh tế tại Dartmouth, một trong những học giả hàng đầu về thương mại Hoa Kỳ, gọi thuế nhập cảng là “một chương trình tạo việc làm thực sự không có hiệu quả”.

Nhưng thuế nhập cảng chỉ nhắm vào Trung Quốc thậm chí không thực sự là một chương trình tạo việc làm cho người Mỹ. Irwin nói,

“Như vậy, người hưởng lợi lớn từ việc đánh thuế nhập cảng trên hàng hóa  Trung Quốc là Việt Nam, Campuchia và có thể là Đài Loan đối với nhwuxng mặt hàng điện tử. Chúng tôi sẽ không đem nhiều việc làm trong những ngàng sản xuât này trở lại Mỹ.”

Douglas Irwin

Trớ trêu thay, những người chiến thắng thực sự trong cuộc chiến tranh thương mại có thể là người ngoài cuộc. Bât chiến tự nhiên thanh lah vậy.

Bức tranh tổng thể

Tổng thống Trump không phải là tổng thống đầu tiên đánh thuế nhập cảng. Và mức thuế nhập cảng đã cao hơn nhiều trong lịch sử nước Mỹ. Nhưng Irwin, người đã viết nhiều cuốn sách về chủ đề này, tin rằng cuộc chiến thương mại leo thang này là “bất thường trong lịch sử”.

Irwin nói,

“Chúng ta có hai nền kinh tế lớn nhất thế giới – rất hợp nhất và cùng tồn tại trong 20 năm qua  — bây giờ đột ngột tách rời nhau. Đó là một sự thay đổi quá lớn về mặt lịch sử của nền kinh tế thế giới và con đường quen thuộc của chính sách thương mại của Hoa Kỳ.”

Douglas Irwin

Đối với giới kinh tế thương mại, có một điểm tích cực Mọi người đang gọi họ để phỏng vấn nhiều hơn bây giờ. Irwin nói,

“Chính sách thương mại là một lĩnh vực rất yên tĩnh đối với các chuyên gia kinh tế vì mọi thứ thay đổi rất chậm theo thời gian. Đó như là một loại đầm lầy, nhưng nước đã bị rút cạn và chúng ta đang ở tiền phương trong các cuộc thảo luận chính sách công.”

Douglas Irwin

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

Nguồn:  More Tariffs On China, More Head Scratching From Economists | Greg Rosalsky |  www.npr.org |  May 21, 2019.