Thư khố bí mật của Vatican có thể tiết lộ những gì sau nhiều chục năm tranh luận

David I. Kertzer | Trà Mi

Giáo hoàng Francis tuyên bố sẽ mở các hồ sơ bí mật về giáo hoàng Pius XII cùng với các hồ sơ kín trước đây về Giáo hội cho giới sử gia nghiên cứu.


Tấm ảnh đề ngày tháng 9 năm 1945, Giáo hoàng Pius XII, đeo chiếc nhẫn của Thánh Peter, giơ tay ban phước lành tại Vatican. Hôm thứ Hai , ngày 4 tháng 3, 2019 Giáo hoàng Francis cho biết  ông đã quyết định cho mở thư khô tài liệu mật của Vatican cho giới sử gia nghiên cứu tài liệu của Vatican về Giáo hoàng Pius XII thời Thế chiến thứ hai, vị Giáo hoàng đã bị người Do Thái buộc tội im lặng trước tội ác Holocaust. Nguồn: AP

Hôm thứ Hai, 80 năm sau khi Pius XII trở thành Giáo hoàng, Giáo hoàng Francis tuyên bố những tài liệu gây tranh cãi hiện lưu trữ trong thư khố về giáo hoàng thời chiến sẽ được mở ra cho giới hàn lâm nghiên cứu vào tháng 3 tới. Vatican đi đến quyết định này sau hơn nửa thế kỷ bị áp lực. Pius XII, được xem là một anh hùng của khối  bảo thủ Công giáo, đang nôn nao chờ ông được phong thánh, trong khi phe đối lập lên án ông vì Giáo hoàng Pius XII đã không lên án chiến dịch diệt chủng Holocaust của Đức Quốc xã ở Châu Âu.

Ít người chú ý đến khi Giáo hoàng Francis thông báo cho mở kho lưu trữ tại liệu về  Pius XII  là việc không những các học giả có thể tham khảo hơn 17 triệu trang tài liệu trong kho lưu trữ tại thư khố của Vatican, mà còn nhiều tài liệu khác trong thư khố của Giáo hội. Không ít trong số này là các tài liệu lưu trữ của Bộ Giáo lý Đức tin (trước đây gọi là Văn phòng Điều tra) và các thư khố trung ương của dòng Tên. Thư khố này có thể có nhiều điều mới để công bố với thế giới.

Yêu cầu Tòa thasnh Vatican mở thư khố và tài liệu thời  chiến tranh đã bắt đầu từ năm 1963, sau buổi trình diễn lần đầu tiên vở kịch The Vice của Rolf Hochhuth ở Đức. Vở kịch đó miêu tả một Pius XII lạnh lùng, từ bỏ mọi lời thình cầu Vatican lên án cuộc thảm sát người Do Thái, và chỉ quan tâm đến việc bảo vệ lợi ích của giáo triều và giáo hội. Trong một nỗ lực để trả lời giới phê bình, Tòa Thánh đã ủy thác cho bốn tu sĩ Dòng Tên nghiên cứu những tài liệu lưu trữ và viết phúc trình trích dẫn một số tài liệu có lựa chọn để làm sáng tỏ cuộc tranh cãi. Kết quả, trong khoảng thời gian 16 năm bắt đầu từ năm 1965, Vatican đã công bố 12 tập phúc trình dầy chứa hàng ngàn tài liệu. Mặc dù có những người hoài nghi nghi ngờ các biên tập viên Dòng Tên đã chọn ra các tài liệu không có  lợi cho giáo hội, nhưng các tập sách hoàn toàn không phải đơn giản là sự minh oan cho giáo hội trong giai đoạn lịch sử đầy rắc rối này. Một ví dụ: Họ cho thấy rằng sau khi Mussolini bị lật đổ vào năm 1943, sứ giả Jesuit của Giáo hoàng đã khẩn cấp đi tìm bộ trưởng tư pháp mới của chính phủ Ý. Lời cầu xin của ông: Trong khi Vatican nghĩ rằng luật chống chủng tộc chống Do Thái mà chính phủ phát xít đã ban hành vài năm trước đó có nhiều điểm tốt và do đó nên được giữ lại, chính phủ không nên đối xử hà khắc với những người người Do Thái đã rửa tội.

Pius XII, Giáo hoàng của Hitler. John Cornwell

Việc phát hành cuốn sách bán chạy nhất năm 1999 của John Cornwell, “Giáo hoàng của Hitler”, đã hâm nóng lại cuộc tranh cãi. Cornwell cho hay ông đã truy cập và tham khảo, dù không có phép, một phần những tài liệu trong thư khố của Vatican. Ông lập luận rằng vào năm 1933, Eugenio Pacelli, giáo hoàng Pius XII tương lai, đã giúp Hitler chấm dứt sự phản kháng có tổ chức của ki-tô hữu chống lại chủ nghĩa phát xít ở Đức, trong khi Pacelli đang là Ngoại trưởng của Vatican. Sau đó, theo Cornwell, không những Pius chẳng làm gì sau khi được bầu làm Giáo hoàng để chống lại thảm họa Holocaust đang diễn ra, mà sau đó — sau chiến thắng của đồng minh — Giáo hoàng Pius XII còn không biết xấu hổ khi lên tiếng tranh công là đã chống lại chủ nghĩa phát xít.

Cùng năm cuốn sách Cornwell xuất bản, Vatican tuyên bố thành lập một ủy ban lịch sử liên tôn bất thường, gồm ba học giả Thiên Chúa giáo và ba học giả người Do Thái, được giao nhiệm vụ làm sáng tỏ vai trò của Vatican khi Holocaust diễn ra. Sau khi kiểm tra 12 tập tài liệu đã được xuất bản trước đó, các thành viên của ủy ban lịch sử liên tôn đã kết luận rằng họ không thể đưa ra bất kỳ kết luận lịch sử đầy đủ nào nếu không được tham khảo thêm những tài liệu lưu trữ trong thư khố. Khi Vatican từ chối lời yêu cầu cho phép tham khảo thêm, các thành viên của ủy ban lịch sử liên tôn đã quyết định đình chỉ công việc của họ, một quyết định đã làm mất mặt giáo hội và gây thêm tranh cãi.

Trong khi đó, áp lực phong thánh cho Pius XII vẫn tiếp tục. Năm 2009, Giáo hoàng Benedict XVI đã phê chuẩn một sắc lệnh vinh danh đạo đức anh hùng của người tiền nhiệm thời đệ nhị thế chiến, một bước chuẩn bị cho việc phong thánh cho Giáo hoàng Pius XII. Đối với những người trong giáo hội tin rằng việc tự do hóa Công đồng Vatican II đã đưa giáo hội đi sai đường, Pius XII, giáo hoàng của Hội đồng Vatican trước, vẫn được xem là một nhân vật anh hùng. Những người cùng phe phái của ông đã viết hàng loạt sách lên án  những người nghi ngờ địa vị thánh nhân của Pius XII và, mạ vàng hoa huệ, đồng thời đã đưa ra những tuyên bố gây sửng sốt hơn bao giờ hết. Hơn cả việc vất bỏ những yêu cầu hành động thay mặt cho người Do Thái Châu Âu, họ lập luận, Giáo hoàng Pius XII đã cứu hàng trăm ngàn người Do Thái. Họ khẳng định Pius XII không phải là Giáp hoàng của Hitler, mà ông đã có  vai trò chính trong âm mưu ám sát Führer. Gần đây, những người phe phái của  Pius XII thậm chí đã thỉnh cầu Yad Vashem, đài tưởng niệm Israel về các nạn nhân của Holocaust, tôn vinh Giáo hoàng Pius XII là một người ngoại đạo (Do Thái) đạo đức.


Viện bảo tàng Yad Vashem lưu trữ tài liện về nạn nhân Holocaust ởJerusalem. Getty Images.

Truyền thông đưa tin về việc mở thư khố tài liệu về Pius XII hầu như chỉ tập trung vào những câu hỏi về những gì chúng ta sẽ biết về vai trò của Giáo hoàng và Vatican trong chiến tranh. Tuy nhiên, nhiều tài liệu có ý nghĩa lịch sử nhất sẽ cho thế giới biết không những về những chuyện xẩy ra trong những năm chiến tranh, mà còn về những sự kiện xẩy ra  trong thời hậu chiến ngay sau đó. Trong khi phần lớn châu Âu đã sụp đổ, Vatican tràn ngập trong nỗi sợ về chủ nghĩa Cộng sản. Không nơi nào xác thực hơn ở Ý, nơi dân chúng có lý do chính đáng để tin rằng sau khi Mussolini bị hạ bệ, Cộng sản có thể lên nắm chính quyền. Pius XII đã giữ một vai trò lớn đằng sau hậu trường trong những năm định mệnh này, đã biến người Ý chống lại Cộng sản. Đến nay, với việc mở kho tài liệu mật, chúng ta thể sẽ biết chính xác Giáo hoàng đã làm gì trong khi vẫn duy trì lập trường công khai đứng ngoài chính trị.

Việc Hồng y Jorge Bergoglio dược chọn làm Giáo hoàng Francis năm 2013 đã mang lại hy vọng mới cho những người nóng lòng muốn tham khảo thư khố tài liệu mật về Pius XII. Những học giả về Giáo triều nao nức cân nhắc những tin đồn mới nhất: Độ khả tín của báo cáo đầu năm 2014 do Rabbi Abraham Skorka, người Argentina, bạn của Giáo hoàng Francis, cho biết  Giáo hoàng muốn mở thư khố tài liệu trong tương lai gần? Có phải quyết định sẽ đóng cửa thư khố của Vatican năm 2015 trong ba tháng hè thay vì hai tháng như thông lệ được đưa ra để chuẩn bị cho hàng triệu tài liệu về Giáo hoàng Pius XII có thể được xếp đặt lại nhanh hơn? Mỗi lần có báo cáo như vậy, và những báo cáo khác, đã làm giới sử học đang nghiên cứu ở Rome lại xôn xao bàn tán. Tuy nhiên, dù có những dấu hiệu hy vọng này, csc sử gia vẫn còn nghi ngờ. Chẳng lẽ Giáo hoàng Francis chưa đủ bận tay tranh đấu với khối bảo thủ trong giáo hội ngay cả khi chưa đặt thêm vấn đề sôi nổi về chuyện Giáo hoàng Pius XII hay sao?

Với thông báo ngày 2 tháng 3, Giáo hoàng Francis đã chấm dứt những lười đồn đãi dài nửa thế kỷ. Vatican sẽ mở thư khố tài liệu mật về Giáo hoàng Pius XII trong tương lai rất gần. Nhưng với số lượng tài liệu khổng lồ lần đầu tiên được công bố, có thể sẽ mất vài năm trước khi giới nghiên cứu cho mọi người biết những gì kho tài liệu đó sẽ đưa ra ánh sáng. Trong khi đó, sự kiện được mệnh danh là “cuộc chiến Pius” — Pius XII,  thánh nhân hay tội phạm? —  có lẽ chỉ có thể ngày càng căng thẳng thêm vì những báo cáo rò rỉ từ rương kho báu ở thư khố mới mở của Vatican.

David I. Kertzer, tác giả cuốn “Giáo hoàng và Mussolini”, được  giải Pulitzer 2015 về loại Tiểu sử, là Giáo sư Dupee tại Đại học Brown.

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể.lệ.trích.đăng.lại.bài.từ.DCVOnline.net


Nguồn: What the Vatican’s Secret Archives Might Reveal  |  David I. Kertzer  | The Atlantic | March 4, 2019.