Phong trào #MeToo đã đến Tòa Thánh

DCVOnline | Tin The Associated Press

Nhiều trường hợp nữ tu đã bị lạm dụng tình dục xuất hiện ở Châu Âu, Châu Phi, Nam Mỹ và Châu Á. Nữ tu lên tiếng sĩ tố cáo linh mục lạm dụng tình dục.

Một số nữ tu hiện đang lên tiếng và được quan tâm đến nhờ phong trào #MeToo và sự công nhận nhận ngày càng tăng rằng người lớn cũng có thể là nạn nhân của sự lạm dụng tình dục khi có sự mất cân bằng quyền lực trong quan hệ. Nguồn: Andrew Medichini/Associated Press)

Những phát giác về một hồng y nổi tiếng của Hoa Kỳ lạm dụng và quấy rối tình dục những chủng sinh đã trưởng thành của ông đưa ra ánh sáng một sự lạm dụng quyền lực nghiêm trọng gây sốc cho người Thiên Chúa Giáo ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương. Nhưng, một phân tích của Associated Press đã cho thấy Vatican từ lâu đã biết việc các linh mục và giám mục lạm dụng tình dục đôi với các nữ tu – và đã không làm gì nhiều để ngăn chặn vấn đề này.

Một cuộc điều tra của AP cho thấy các trường hợp các nữ tu bị lạm dụng đã xuất hiện ở châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ và châu Á, chứng minh rằng đây là một vấn đề toàn cầu và lan tràn khắp nơi, vì giai cấp thứ yếu của các nữ tu trong giáo hội và sự quy lụy thâm căn cố đế của họ đối với những người đàn ông lãnh đạo nhà chúa.

Một số nữ tu hiện đang lên tiếng, được quan tâm đến nhờ phong trào #MeToo và sự công nhận nhận ngày càng nhiều người lớn cũng có thể là nạn nhân của sự lạm dụng tình dục khi có sự mất cân bằng quyền lực trong quan hệ. Giới nữ tu công khai lên tiếng một phần để tố cáo những năm tháng giới lãnh đạo Thiên Chúa Giáo đã bất dộng, ngay cả sau khi những nghiên cứu quan trọng về vấn đề này ở châu Phi đã được báo cáo cho Tòa Thánh Vatican vào những năm 1990.

Một nữ tu nói với AP, “Nó mở một vết thương lớn trong lòng tôi. Tôi đã vờ là những chuyện đó đã không hề xảy ra.”

Mặc áo choàng đen tay lần chuỗi chuỗi Mân Côi, nữ tu sĩ đã lên tiếng, sau gần hai mươi năm im lặng, để nói với AP về thời điểm năm 2000 khi linh mục mà bà đang xưng tội đã hãm hiếp bà ngay giữa phép bí tích.

Bị hãm hiếp năm 2000 — và những quấy rối tiếp theo của một linh mục khác một năm sau đó — khiến sơ đã phải ngừng xưng tội với bất kỳ linh mục nào khác ngoài người cha tinh thần của mình, đang sống ở một quốc gia khác.

Bề trên không làm gì cả

Người ta không biết rõ mức độ lạm dụng tình đục các nữ tu, ít nhất là bên ngoài Vatican. Tuy nhiên, tuần này, khoảng sáu nữ tu sĩ trong một xứ đạo nhỏ ở Chile đã tuyên bố công khai trên truyền hình quốc gia về sự ngược đãi của các linh mục và những nữ tu khác — và bề trên của họ đã không làm điều gì để ngăn chặn những lạm dụng đó.

Một nữ tu ở Ấn Độ gần đây đã đệ đơn khiếu nại với cảnh sát chính thức cáo buộc một giám mục đã hãm hiếp bà; đây là một điều không thể tưởng tượng được chỉ một năm trước đây. Và các trường hợp ở châu Phi đã xẩy ra một cách đều đặn. Ví dụ, năm 2013, một linh mục nổi tiếng ở Uganda đã viết một bức thư cho bề trên đề cập đến “những linh mục có liên quan tình ái với các nữ tu sĩ” – vì lý do đó ông đã bị đình chỉ công tác ở xứ đạo ngay lập tức cho đến khi ông lên tiếng xin lỗi vào tháng Năm.

Karlijn Demasure, một trong những chuyên gia hàng đầu của giáo hội về tình trạng lạm dụng tình dục và lạm dụng quyền lực trong giáo hội, nói với AP trong một cuộc phỏng vấn: “Tôi rất buồn vì phải mất quá nhiều thời gian vấn đề mới được công khai hóa.”

Các nữ tu đang công khai tố cáo sự ngược đãi của các linh mục một phần vì sự im lặng của giới lãnh đạo giáo hội trong nhiều năm qua, ngay cả sau khi những nghiên cứu qiuan trọng về vấn đề lạm dụng tình dục ở châu Phi được báo cáo cho Vatican vào những năm 1990. Nguồn: Pier Paolo Cito / Associated Press.

Vatican đã từ chối bình luận về những biện pháp, nếu có, mà họ đã được thực hiện để đánh giá phạm vi của vấn đề trên toàn cầu, hoặc để trừng phạt người phạm tội và chăm sóc cho các nạn nhân. Một viên chức Tòa Thánh nói rằng điều này tùy thuộc vào giới lãnh đạo giáo hội địa phương trong viejc trừng phạt những linh mục lạm dụng tình dục nữ tu sĩ.

Viên chức Tòa Thánh này, nói với điều kiện giấu tên vì ông không được phép nói về vấn đề này, cho biết giáo hội đã tập trung chú ý vào việc bảo vệ trẻ em, nhưng những người lớn dễ bị tổn thương đó cũng “đáng được bảo vệ như vậy”. Ông nói tiếp,

“Các nữ tu sĩ cần được khuyến khích lên tiếng khi họ bị quấy nhiễu. Các vị Giám mục phải được khuyến khích để lắng nghe họ một cách nghiêm túc, và trừng phạt các linh mục nếu họ có tội.”

Demasure, cho đến gần đây là Giám đốc Điều hành Trung tâm Bảo vệ Trẻ em của giáo hội tại Đại học Pontifical Gregorian — think-tank hàng đầu của giáo hội về vấn đề này — nói, cho đến nay, được lắng nghe một cách nghiêm túc là trở ngại khó khăn nhất đối với những nữ tu bị lạm dụng tình dục.

Demasure nói, “Họ (các linh mục) luôn luôn có thể nói, ‘cô ấy muốn như vậy.’”

Người mới tu đặc biệt dễ bị quấy nhiễu

Demasure cho biết nhiều linh mục ở châu Phi phải phấn đấu với niềm tin truyền thống và văn hóa của tầm quan trọng của việc có con. Người mới tu đặc biệt có nhiều nhược điểm vì họ thường cần một lá thư từ linh mục của giáo xứ để được chấp nhận vào một họ đạo nào đó. Bà nói tiếp

“Và đôi khi họ phải trả giá cho điều đó.”

Và khi những phụ nữ này có thai?

“Thường thì cô ấy phải hoại thai. Thậm chí nhiều hơn một lần. Và ông ấy trả tiền cho việc đó. Một nữ tu sĩ thường không có tiền. Nhưng một linh mục thì có.”

Cũng có thể phải trả giá khi lê tiếng tố giác.

Vào năm 2013, Linh mục Anthony Musaala ở Kampala, Uganda, đã viết một bức thư cho các thành viên của giáo hội Thiê Chúa giáo địa phương về “nhiều trường hợp” liên quan đến các các linh mục bị cáo buộc có quan hệ tình dục, kể cả với các nữ tu. Ông đã bị đình chỉ công tác cho đến khi ông lên tiếng lời xin lỗi hồi tháng Năm, mặc dù báo chí Uganda thường xuyên đưa tin những trường hợp linh mục bị bắt quả tang trong những phiêu lưu tình dục.

Giáo Hoàng Phanxicô dẫn đầu lễ Bí tích Hành xác tại Nhà thờ Thánh Phêrô ở Rome vào tháng Ba. Vatican đang bị chỉ trích vì thiếu hành động ngăn chặn linh mục và giám mục lạm dụng tình dục đối với các nữ tu.Nguồn: Stefano Rellandini/Reuters.

Đối tác tình dục ‘an toàn’

Tổng Giám Mục John Baptist Odama, lãnh đạo hội đồng giám mục Uganda, nói với AP rằng cáo những cáo buộc một số những linh mục quấy nhiếu không nên được dùng để bôi nhọ cả hội thánh. Ông nói,

“Các trường hợp cá nhân phải được coi là trường hợp cá nhân.”

Các báo cáo trong những năm 1990 đã được các thành viên các họ đạo soạn thảo đệ trình giới chức hàng đầu của giáo hội. Vào năm 1994, cố nữ tu sĩ Maura O’Donohue đã viết về một cuộc khảo sát kéo dài sáu năm, ở 23 quốc gia, trong đó bà đã biết được chỉ trong một xứ đạo đã có 29 nữ tu mang thai.

Sơ O’Donohue đã phúc trình các nữ tu được coi là những người chung chăn gối “an toàn” cho các linh mục sợ bị nhiễm HIV từ gái mại dâm hoặc những phụ nữ khác.

Nhũng báo cáo này không bao giờ có mục đích đưa ra trước công chúng, nhưng tờ báo Phóng viên Thiên Chúa giáo Quốc gia (National Catholic Reporter) Hoa Kỳ đã đưa chúng lên mạng vào năm 2001. Đến nay, Vatican đã không tuyên bố những gì, nếu có, họ đã làm với những thông tin đó.

© 2018 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: #MeToo reaches Vatican as nuns denounce abuse from priests. The Associated Press · Jul 27, 2018.