Đây là lý do tại sao Donald Trump vẫn tiếp tục nói dối không xấu hổ

Mark Buchanan | DCVOnline

Hầu hết mọi người xem Trump là đồ tồi. Nhưng có thể có những lúc, đối với một phần lớn cử tri, đồ tồi lại là người chân chính.

Trong hai năm qua, Donald Trump đã không ngừng và trơ trẽn, và đã có thói quen chàđạp lên tất cả mọi chuẩn mực đạo đức và ứng xử đáng kính trọng. Tuy nhiên, những người ủng hộ ông vẫn ngưỡng mộ ông và, dù quái đản, xem ông như một nhân vật chân chính, trung thực và can đảm tranh đấu vì lợi ích của họ. Đối với nhiều người khác thì thật rất khó để hiểu được.

Nhưng cách đây hơn 50 năm, một nhà xã hội học và nhà khoa học chính trị Mỹ đã tiên đoán rằng các điều kiện xã hội cực đoan có thể khiến cho một nhân vật thô lỗ, dối trá mị dân thu hút được một nhóm người bình thường. Ba nhà tâm lý học đã làm thí nghiệm dựng lại hệ quả cới một nhóm người tự nguyện trong một cuộc bầu của thử nghiệm – chưng minh rằng sự lỗ mãng của Trump có thể là một đặc điểm, chứ không phải là một khuyết điểm, và chính là sức thu hút của ông đối với đám quần chúng bị giới chính khách và doanh nhân dòng chính bỏ rơi.

Như Oliver Hahl của Carnegie Mellon và các đồng nghiệp của ông đã ghi nhận, một cuộc khảo sát thực hiện sau cuộc bầu cử năm 2016 cho thấy những người ủng hộ Trump không tin vào nhiều lời dối trá của ông, đặc biệt là những lời ngu xuẩn nhất của ông. Khi Trump tuyên bố thay đổi khí hậu toàn cầu là một trò lừa bịp của Trung Quốc, nhưng họ không thực sự quan tâm. Họ nhìn thấy ngôn ngữ của ông ấy như thể diễn đạt sự thật sâu sắc hơn.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong quốc yến tiếp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Tòa Bạch ốc ở Washington, DC, ngày 24 tháng 4, 2018. Nguồn: Ludovic MARIN/ AFP/Getty Images

Thật ra, nhà xã hội học Seymour Lipset đã dự đoán rằng loại tách rời xã hội này có thể xảy ra, bị kích hoạt do những gì mà ông gọi là một “cuộc khủng hoảng của tính hợp pháp.” Lipset hình dung rằng tính hợp pháp của chế độ dân chủ có thể bị soi mòn nếu một phần lớn của xã hội để cảm thấy họ bị nhũng cơ chế chính trị bỏ. Nhưng, nếu một nhóm trong xã hội cảm thấy mất quyền lực khi giới lãnh đạo chuyển lợi ích của họ sang các nhóm xã hội mới. Lớp người lao động da trắng ngày nay — cơ sở ủng hộ của Trump — phù hợp với cả hai điều kiện mô tả ở trên, khi chính sách đẩy mạnh việc toàn cầu hóa và đưa công việc làm ra ngoại quốc đã lây đi những cơ hội kinh tế của họ, và thay đổi dân số và sự di dân rõ ràng đã thay đổi bộ mặt của xã hội Mỹ.

Lipset cho rằng một cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp sẽ có tác động tiêu cực đến tâm lý — và dọn đường cho một kẻ mị dân dối trá được đám đông xem là người can đảm nói lên những sự thật từng bị che dấu. Trong những điều kiện bình thường, cử tri thường xa lánh bất kỳ ứng cử viên nào nói dối và chà đạp lên những giá trị đạo đức chuẩn mực của xã hội. Nhưng trong một một cuộc khủng hoảng, Lipset lập luận, những cử tri bị tước quyền bầu cử thấy những vi phạm đó như một biểu tượng phản kháng, và như một sự cố ý chọc vào mắt của những gười trong tầng lớp ưu tú mà họ đã khinh miệt.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lắng nghe tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trong bữa quốc yến tại Tòa Bạch ốc ở Washington, DC, ngày 24 tháng tư, năm 2018. NICHOLAS Kamm/AFP/Getty Images.

Điều này đã giải thích tại sao bao nhiêu người hâm mộ Trump, những người bình thường, kaji có thể thực sự cổ vũ Khi ông ta khoác lác về chuyện chụp bóp cửa mình của phụ nữ, hoặc chế giễu Thượng nghị sĩ John McCain vì ông đã bị bắn rơi trong chiến tranh Việt Nam. Đây không phải là để nói rằng những người ủng hộ Trump đã tán thành hành vi thô lỗ của ông ấy. Nhưng họ đã vui mừng vì sự chọc ngoáy đó đã làm báo chí và cơ chế chính trị phải khó chịu.

Hahl và các đồng nghiệp đã đi xa hơn, họ đã dựng một số thí nghiệm để đánh giá cảnh quan chính trị có thể ảnh hưởng đến cảm nhận của con người về những lời dối trá như thế nào. Họ chia các tình nguyện viên thành hai nhóm, và họ đã thao túng một nhóm để cho nhóm tình nguyện viên đó cảm thấy bị gạt ra ngoài, bị cơ chế quyền lực bỏ rơi. Sau đó, họ đưa ra hai ưng cử viên cho hai nhóm thí nghiệm chọn lựa; một trong hai ứng cử viên đã nói dối không nháy mắt và mị dân. Hành vi và ứng xử thô tục đó đã làm nản lòng nhóm “dòng chính”, nhưng thực sự đã thu hút được nhóm người bị thiệt thòi — bất chấp khuynh hướng chính trị trước đây của họ là gì. Dối trá đã giúp tạo được sự nối liền tình đoàn kết, thách thức giới quyền lực định nghĩa thế nào là sự thực và chín chắn.

Từ góc độ này, Trump khéo léo hoặc theo bản năng đã tìm ra cách để thu hút sự chú ý của đại đa số tầng lớp trung lưu da trắng bị bỏ rơi, và làm như vậy một phần bằng cách đối kháng với giới tinh hoa và không tôn trọng các tiêu chuẩn xã hội của họ. Chọc khoáy giới tinh hoa của xã hội đã liên kết Trump chặt chẽ với nhóm người ủng hộ ông.

Thật đáng nản vì chính giới không nghĩ tới, không chú ý đến một phần lớn xã hội đã có thể đưa chúng ta vào một tình trạng nguy hiểm như vậy. Lại nữa, xem Trump là triệu chứng của một cuộc khủng hoảng vì rối loạn chức năng xã hội và chính trị cũng có thể mang lại một tia hy vọng. Cú sốc Trump, hay một cái gì đó tương tự, có thể là điều không thể tránh khỏi. Và sự trỗi dậy của Trump có thể báo hiệu điểm khởi đầu của một giai đoạn cần thiết của những gián đoạn và hỗn loạn đau đớn, trước khi chúng ta tìm thấy một cách để đảo ngược nhiều chục năm mục rữa trong tầng lớp trung lưu xã hội.

Mark Buchanan, một chuyên gia vật lý và người viết về khoa học, là tác giả của cuốn “Forecast: What Physics, Meteorology and the Natural Sciences Can Teach Us About Economics.”

© 2018 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Here’s why Donald Trump continues to get away with shamelessly lying. Mark Buchanan. The National Post |Apr 25, 2018.