Tạp chí Đại Học | Số 38, Năm thứ VII

Tạp chí Đại Học

38“Vấn đề thợ thuyền được coi như cực kỳ quan trọng trong những nước đã tiến tới một nền văn minh kỹ nghệ với sự hiện diện của một giai cấp thợ thuyền, một giai cấp công nhân luôn luôn bất mãn, phản đối địa vị của mình trong tổ chức xã hội.” — Nguyễn Hữu Lành, “Vấn đề thợ thuyền”, TCĐH, số 38, trang 175-184.

Công nhân. Nguồn: https://www.surveycrest.com
Công nhân. Nguồn: https://www.surveycrest.com


DCVOnline: Đọc thêm Nguyễn Văn Lục, Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học, October 22, 2015.

2 Comments on “Tạp chí Đại Học | Số 38, Năm thứ VII

  1. TRIẾT HỌC VỀ LAO ĐỘNG

    Tạp chí Đại Học (Huế) số 38 năm thứ VII, tháng 4/1964 có chủ đề vấn đê lao động, qua bài mào đầu của tờ Tạp chí “Vấn đề lao động”, kế đến là bài viết đầu trong số báo “Vấn đề thợ thuyền” của tác giả Nguyễn Hữu Lành. Nội dung các bài viết trên đây tới nay không hề lỗi thời, vì đề tài lao động là đề tài chẳng bao giờ lỗi thời, bởi vậy bài viết sau đây “Triết học về lao động” muốn đưa ra một cái nhìn bao quát trên phương diện khoa học và triết học hoàn toàn mới theo quan niệm của người viết để mọi người xem xét và có thể nếu cần thì thảo luận.

    Đặt vấn đề lao động bởi vậy không thể qua cái nhìn phiến diện hay cắt lát mà phải có cái nhìn toàn cục. Cái nhìn toàn cục tức cái nhìn không gian nhiều chiều, trong mối liên kết hay tương quan lẫn nhau, có như thế thì mới có được kết luận chính xác, đúng đắn, hợp lý, và có lối ra giải quyết được hoàn toàn hiệu quả. Đó là điều mà các học thuyết xưa nay, đặc biệt là học thuyết Mác chỉ hoàn toàn phiến diện, cực đoan, thậm chí giả tạo theo cách huyền hoặc và mê tín, đó là điều mà tới ngày nay không thể không nói đến.

    Nói lao động trước hết là nói đến con người. Con vật hay thế giới loài vật thật ra cũng có lao động, nhưng điều đó không có ý nghĩa gì với con người hay với loài người cả. Như vậy đặt vấn đề lao động của con người dĩ nhiên cũng phải đặt vấn đề lao động trên bình diện cá nhân, bình diện xã hội, kể cả bình diện lịch sử. Bởi cá nhân là yếu tố hay thành phần của xã hội, tạo nên xã hội, như thế vấn đề lao động của cá nhân và lao động của xã hội chỉ là hai mặt của một vấn đề hay thiết yếu về bản chất hoặc cơ sở là tương quan nhau. Do đó chỉ đặt nặng hay tuyên dương cái này hoặc cái kia chỉ là thiển cận, ngu dốt hoặc giả dối.

    Nhưng lao động của con người không phải chỉ một phương diện mà là hai phương diện : lao động thân xác, thể lý, và lao động tinh thần hay trí tuệ, nhận thức. Đương nhiên cấp độ mọi mặt của cái trước không thể bằng cái sau, trong đó có cả ý nghĩa, giá trị cũng như sự công dụng của chúng. Bởi lao động thể xác thì loài vật cũng có, nhưng lao động trí óc hay trí tuệ chỉ loài người mới có, hay nói cách khác là trội vượt hay ưu vượt hơn cả mọi loài vật. Như thế ý nghĩa và giá trị nhân văn của lao động chính là ở đó, và lao động dù phương diện cá nhân hay xã hội nói chung cũng là ở đó.

    Ở đây cũng đặt ra ý nghĩa của lao động cá nhân và lao động tập thể. Cả hai khía cạnh này đều cần thiết như nhau. Bởi có những cái cá nhân mới làm được và những cái chỉ tập thể mới làm được. Nói khác tập thể chỉ là sự cộng tác. Giá trị của nó là giá trị bổ sung và giá trị nhân lên, nhưng không phải tập thể luôn luôn thiết yếu hay cần thiết mà thực chất chỉ tùy theo trường hợp. Bởi vậy những người mác xít, tức những người luôn luôn xiển dương học thuyết Mác, nhiều khi chỉ mù quáng, ngu dốt, cực đoan, a dua và thiển cận. Có nghĩa lao động cá thể hay lao động tập thể còn tùy theo trường hợp lao động thể lý đơn giản hay lao động tri óc phức tạp. Nói khác đi mọi sự vật không thể chỉ được nhìn theo cách một chiều, cắt xén, phiến diện, độc đoán, cảm tính hay nông cạn mà phải được nhìn một cách tổng quát và toàn diện.

    Một khía cạnh khác nữa, lao động của con người không chỉ đơn thuần như lao động loài vật. Vì đối với loài vật công cụ sử dụng chỉ là ngẫu nhiên hay tối thiểu. Trong khi đó lao động nơi con người công cụ sử dụng nhiều khi tối đa hay kể cả hoàn toàn chính yếu. Có nghĩa theo đà phát triển lịch sử của nhân loại, lao động của con người càng thiên về sử dụng công cụ và máy móc nhiều hơn, được nâng cấp mãi mãi thêm hơn, và càng ngày máy móc sẽ thay hẳn lao động thuần túy của con người hay con người trở thành lao động điều khiển hay chỉ nhằm phụ giúp cho chính giá trị của máy móc vậy thôi. Cái nhìn của Mác về lịch sử theo chiều hướng này là không có hay chỉ bảo thủ vì mang đầy tính cách giáo điều và ý thức hệ về lao động hơn là mang tính cách khoa học và triết học khách quan luôn luôn phải cần đúng nghĩa.

    Như vậy rõ ràng lịch sử càng tiến hóa, khoa học kỹ thuật và văn hóa càng phát triển, lao động của con người càng được giải phóng, phương diện cá nhân, phương diện tập thể, phương diện xã hội cũng đều y như vậy. Trong khi đó Mác chỉ nói chắc mẩm lịch sử xã hội loài người từ khởi thủy tới nay chỉ là lịch sử của đấu tranh giai cấp, và đấu tranh giai cấp càng phát triển thì lao động càng được giải phóng, để khi xã hội loài người không còn giai cấp nữa thì lao động cũng hoàn toàn giải phóng. Thật là một học thuyết hoang đường, u mê và ngu dốt, không hề có cái nhìn khoa học cụ thể và cái nhìn triết học hoàn toàn bao quát và chính xác về con người và xã hội con người gì cả. Chẳng qua Mác chỉ là kẻ quá mê tín vào lý thuyết biện chứng luận của Hegel một cách trái khoáy và trẻ nít, nên chỉ thâu tóm mọi ý nghĩa nhân văn và khoa học vào chuyện ý thức hệ mà không hề thấy được một lối ra hiệu quả hay một giải quyết khách quan khoa học thực tế nào cả về ý nghĩa chung của xã hội và lao động.

    Thật ra, lao động là ý nghĩa cao cả, là nhu cầu quan trọng và thiết yếu của cá nhân con người cũng như xã hội loài người. Không có lao động con người không thể thành người và phát triển, cá nhân cũng vậy và con người cũng vậy. Nhưng đề cao lao động theo kiểu giả dối, hình thức, rập khuôn, nhân danh và lợi dụng theo cách của những người mác xít đều là lũng đoạn ý nghĩa lao động, làm tê liệt giá trị và mục đích lao động trong thực tế mà không gì khác cả. Bởi lao động luôn luôn cần sự tự do và sáng tạo, lao động luôn cần tư duy độc lập và mục đích độc lập. Bởi thế lao động chỉ nhân danh giai cấp, hù dọa giai cấp một cách bề ngoài và giả dối, lao động chỉ để phục vụ giới cầm quyền chính được kêu là lãnh đạo, đó chỉ là hạ giá lao động, làm cùn nhụt lao động, vật hóa lao động, đưa con người xuông hàng phương tiện cho hoạt động vật chất ấu trỉ và thiển cận mọi mặt mà không gì khác. Tội lỗi của Mác đối với lao động chân chính là thế mà không phải Mác là người chủ trương giải phóng lao động gì cả. Mác chính là người nô lệ hóa lao động nhân loại theo quan niệm chủ thuyết của mình đó mới là ý nghĩa thực chất nhất.

    Thực chất ý nghĩa chủ yếu của con người là ý nghĩa tâm lý. Đó là đời sống nhân văn quan trọng nhất của con người và xã hội con người. Thân xác hay thể lý chỉ là yếu tố thiết yếu không thể không có, nhưng ý nghĩa quyết định không nhất thiết là nó mà chính là vấn đề ý thức tâm lý. Ý thực tâm lý này nơi con người bao gồm tình cảm, cảm xúc, bản năng, hiểu biết nhận thức, nguyện vọng, trong đó kể cả học vấn và giáo dục, nó quyết định mọi mặt của con người trông đó có cả ý nghĩa của lao động và ý nghĩa về xã hội. Như vậy người lao động hay người công nhân chẳng hạn, vẫn không đi ra ngoài tâm lý chung thường xuyên và kế thừa của toàn thể lịch sử chủng loài của loài người. Bởi thế đề cao giai cấp công nhân theo kiểu máy móc mê tín như sứ mạng lịch sử của công nhân, giai cấp tiên phong là công nhân v.v… đều chỉ là quan niệm mê tín và ngu dốt, phản khoa học, phản lịch sử, phản thực tế mà Mác từng có. Bởi vì về ý nghĩa nhân văn và ý nghĩa lịch sử, mọi người đều bình đẳng, đều cùng chia sẻ giá trị và chất người cùng nhau, huyền hoặc một giai cấp nào đó theo kiểu tưởng tượng, mê tín đều chỉ thật sự dốt nát, cường điệu, xuyên tạc thực tế, và làm hại chính thực chất của con người, xã hội, cũng như cả lịch sử xã hội.

    Có nghĩa xã hội nói chung không bao giờ thoát ly ra khỏi ý nghĩa tổng thể của nó. Ý nghĩa tổng thể đó có khởi đầu, có nền tảng liên tục, có đột biến, chuyển biến, cũng như phải có quá trình và tiến trình phát triển tự nó. Trong thế giới thực tại như thế, cái gì tới trước đều làm nền tảng cho cái tới sau, không thể phủ nhận, không thể tướt đoạt và cũng không thể xóa bỏ tuyệt đối nó được. Lịch sử phát triển của con người từ bộ lạc sơ khai cho tới phong kiến quân chủ, cho tới tư sản dân chủ và tới công nghiệp hiện tại tất yếu xuyên qua chính quy luật như thế. Không thể nào nhảy vọt hay đốt giai đoạn kiểu đi ngang về tắt như chính Mác đã bất chấp theo kiểu tưởng tượng một cách ngu muội. Nguyên tắc tiệm tiến, nguyên tắc bột phát, nguyên tắc truyền thống chẳng hạn của xã hội là điều luôn luôn không thể phủ nhận, vì nếu phủ nhận thì quay về với tình trạng hổn độn, đó là những lỗi lầm trong hiện thực của quá khứ mà hầu như học thuyết chủ nghĩa Mác luôn luôn mắc phải. Thế thì xã hội tư sản, cơ chế tư bản chủ nghĩa, nguyên tắc thị trường, ý nghĩa của tiền tệ, của phân công lao động, của phân chia giai cấp thực chất chỉ là những diễn tiến khách quan của lịch sử thế giới, không thể phủ nhận, không đốt giai đoạn, cũng không thể thụ động chấp nhận mà chỉ cải thiện nó theo khoa học, theo khách quan, theo sự hữu lý, đó là điều mà Mác không từng nghĩ đến mà chỉ chăm bẳm vào ý thức triệt tiêu, tận diệt như một kẻ phá hoại, một kẻ phản động cực đoan nhất trong lịch sử của thế giới loài người. Mác chủ trương loại bỏ tất cả những cái đó, đi tới một xã hội hoàn toàn ảo tưởng không thể có thực mà Mác tự mệnh danh là xã hội đại đồng, xã hội giải phóng toàn diện chỉ có thể dụ hoặc được những ai ngu dốt hoặc kém suy nghĩ.

    Thế nên xã hội luôn luôn là một cơ chế khách quan và trong đó lao động hay hưởng thụ thành quả lao động cũng không ngoài ý nghĩa chung như vậy. Cha mẹ lúc trẻ nuôi con cái, lúc già được con cái nuôi lại, đó chỉ là lẽ tự nhiên. Không thể nói lúc đầu con cái bóc lột cha mẹ và lúc sau cha mẹ bóc lột lại con cái. Lao động xã hội nói chung cũng thế, mọi hạt mưa đều theo dòng chảy ra sông biển, và mọi loài sinh vật sống đều hưởng thụ từ đó, không thể có bài toán phân chia nào máy móc hay chính xác được cả. Mọi người lao động cũng vậy, đó là do cơ chế xã hội khách quan tạo thành, không ai chủ động hay muốn thế tất cả. Phương diện hưởng thụ cũng thế, ai cũng có phần đóng góp và có quyền hưởng thụ như nhau, không thể kiểu đếm đầu chia xôi một cách giả tạo và móc kiểu xã hội tuyệt đối bao cấp được Mác tưởng tượng. Bởi tâm lý con người chính là nền tảng và cũng là vật cản cho mọi cái gì hữu lý hay mọi cái gì giả tạo. Khoa học là theo đúng quy luật, giá trị khách quan, không thể cảm tính chủ quan rồi tự cho là khoa học như kiểu lý thuyết xã hội cộng sản khoa học mà Mác từng tưởng tượng một cách ngây thơ và huyễn hoặc.

    Cho nên nói chung lại Mác chỉ nhìn lao động, nhìn giai cấp xã hội theo kiểu huyền hoặc và giả tạo, thậm chí nhìn theo kiểu vi mô mà không đạt đến được cái nhìn vĩ mô bao quát. Nói cách khác đầu óc tư duy của Mác chỉ là đầu óc phiến diện, chỉ dựa trên sự cắt lát, sự phân mảnh lịch sử và xã hội mà không hề có được cái nhìn toàn diện, bao quát và khách quan theo những ý nghĩa hay khía cạnh luôn luôn bắt buộc phải có của những nhà khoa học hay triết học thật sự. Nói cách khác Mác chỉ là nhà tư tưởng chính trị theo cách củn cỡn, chẳng bao giờ là nhà khoa học hay nhà triết học hoàn toàn đúng nghĩa cả. Thế nhưng từ xưa đến nay chính những con người có những cái nhìn còn phiến diện hơn cả Mác, còn ngây thơ hay thiển cận hơn cả Mác mới thần thánh hóa Mác, mới tôn xưng Mác theo cách vô điều kiện như kiểu ngu dốt mà vẫn tưởng là thật sự ý nghĩa và giá trị. Đơn cử như nhiều tác già phương Tây đến nay cũng nông cạn không phải là hiếm, hoặc như Trần Đức Thảo suốt đời đều xiển dương Mác mọi mặt cuối cùng mới nói ra được Những Lời Trăng Trối để thừa nhận sự lòi chành té bứa của mình là Mác hoàn sai bét không những trong lý thuyết mà cả trong thực tế xã hội.

    Vậy để kết luận, ý nghĩa lao động của con người là ý nghĩa khoa học. Mà khoa học thì luôn phải được nhìn một cách khách quan, chính xác, đúng đắn, không thể mù quáng, cực đoan, cảm tính, không thể phi khoa học hay phản khoa học. Bởi vì nếu như thế thì lại làm hỏng khoa học, cản ngại khoa học và phá hoại khoa học. Lao động là ý nghĩa và giá trị quan trọng của con người, như vậy yêu cầu chính là yêu cầu giáo dục, nhận thức sâu xa về nó, và thứ đến là yêu cầu tổ chức, làm sao hợp lý hóa, tối ưu hóa hay ưu tiên bảo vệ nó, tức bảo vệ giới công nhân và lao động thật sự. Vì người lao động thuần túy thì không thể đảm nhiệm vai trò quản lý xã hội, cũng không thể đảm nhận chức năng của doanh nhân hay người làm kinh tế. Nếu lầm lẫn các điều đó là làm hổn loạn xã hội, làm tê liệt đời sống, là phản tác dụng và phản hiệu quả cũng như kết quả của kinh tế. Đó là những ý nghĩa khách quan mà không thể nào và không bao giờ con người cũng như xã hội loài người có thể vượt qua được. Cho rằng vượt qua được chỉ là chủ quan và ngốc nghếch, bởi vì tâm lý con người không hề bao giờ do chính con người tạo ra mà nó đã được thiên nhiên trời đất ban sẳn. Cơ chế xã hội cũng thế, nó là do lịch sử ngàn đời của xã hội quá khứ đưa lại, không bất kỳ cá nhân nào có thể đi ngược lại hay thay đổi được nó. Cho nên việc làm cho một cơ chế khách quan tốt hơn, hiệu lực hơn hoàn toàn khác với việc tạo ra một cơ chế chủ quan theo kiểu hoàn toàn tưởng tượng chỉ đều thất bại và vô ích. Cái dôt của Mác là tưởng rằng phát triển được xã hội theo mong muốn chủ quan của mình, giải quyết được xã hội theo những quy luật tưởng tượng của mình. Đó chỉ là bé cái lầm bởi không ai tự mình sinh ra ở đời và tự mình làm ra quy luật khách quan cho chính mình. Xã hội cũng thế, xã hội và lịch sử phải phát triển theo mọi ý nghĩa khách quan, tự nhiên của nó mà không thể tạo ra được chính quy luật khách quan cho nó. Chính sự ngu dốt của Mác đã gây thiệt hại cho lịch sử xã hội loài người quá nhiều phương diện trong quá khứ là như thế, một miếng giẻ rách không thể trở thành tấm bạt để che chở cho toàn bộ lịch sử loài người một cách thật sự tốt đẹp là hoàn toàn như thế.

    THƯỢNG NGÀN
    (24/10/16)

  2. MÁC VÀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN

    Trong Tạp chí Đại Học (Huế) số 38 năm thứ VII, tháng 4/1964, có bài viết của GS Trần Văn Toàn khi đó “K. Marx và vấn đề giải phóng lao động”. Tuy có thời gian ở Đại học Saigòn tôi có học một số giờ về triết học phương Tây với GS Toàn, nhưng đây là lần đầu tiên tôi mới được đọc bài này khi vừa qua có ông Nguyễn Văn Lục đã số hóa Tạp chí đó và đưa lên mạng DCVonline.

    Giáo sư Toàn là giáo sư có uy tín và nổi tiếng cũng như hay viết về nhiều vấn đề triết học hóc búa có nhiều người thấy quá cao siêu vào thời điểm ấy. Sau 1975 vị giáo sư nghiêm túc và sâu sắc đó đã ra nước ngoài dạy học và được biết cũng đã từ trần từ lâu. Đặc biệt GS hay viết về các chủ đề Mác cũng như lao động, và bài được đề cập trên đây cũng trong hệ thống các bài viết đó.

    Có điều ngày nay đọc lại các bài viết của GS Toàn đối với Mác, tôi thấy cũng hao hao giống ông Trần Đức Thảo từng một thời viết nhiều về Mác, có điều ông Thảo khi ấy thì viết trong nhãn quan của một người cộng sản mác xít còn GS Toàn thì viết theo cách độc lập, bàng quan hơn, nhưng cả hai cũng đều không thoát ra được ít nhiều quan điểm tiểu tư sản trong các cái nhìn về Mác. Nói cách cụ thể, có nhiều luận điểm về Mác của GS Toàn mà ngày nay đọc lại người ta có cảm giác GS Toàn hay hiểu Mác theo ý mình muốn hiểu thay vì hiểu Mác theo cách khách quan đầy đủ của nó. Nói khác hơn, GS Toàn quả có chịu tìm hiểu khá nhiều về Mác, nhưng có nhiều chỗ cũng chưa thật sâu xa lắm hay GS Toàn có ý muốn hiểu theo cách nhân văn và có phần chệch đi theo ý hướng căn bản của Mác. Các vị nào có thời gian hay đọc kỹ lại bài viết và thử đánh giá nhận xét này.

    Thật ra nói về Mác và vấn đề giai cấp công nhân cũng có nghĩa là nói về Mác và tư tưởng của ông ta đối với vấn đề lao động. Dĩ nhiên nói đến vấn đề lao động thì bất kỳ ai nghiêm túc và đứng đắn cũng đều kính trọng và xem trọng. Tuy nhiên ý nghĩa của Mác là thường lái vấn đề đó theo cách khác, tức theo ý nghĩa chính trị ý thức hệ hơn là theo ý nghĩa nhân văn, triết học cũng như khoa học khách quan và phổ quát nhất.

    Lý do của việc đó là Mác hoàn toàn là người duy vật và vô thần. Cũng từ thế đứng và cách nhìn đó, quan điểm về lao động của Mác không phải không chịu ảnh hưởng và cùng mang màu sắc sâu xa như thế. Nhưng ý nghĩa vô thần, duy vật và ý nghĩa nhân văn thật sự có nhiều tính cách ngược nhau tinh tế. Mác vô thần và Mác duy vật nên Mác hoàn toàn bài xích tôn giáo, nhưng như thế liệu ý nghĩa nhân văn mà Mác quan niệm như thế nào cũng là điều cần nên xem xét. Đây cũng là ý mà GS Toàn muốn đề cập và đào sâu khá nhiều.

    Nói cho đúng, đã duy vật tuyệt đối thì nhân văn cũng chỉ trở thành vô nghĩa. Vì không lẽ nhân văn chỉ được xây dựng nên một cách giả tạo mà hoàn toàn không có cơ sở nào hết. Nhưng có điều thú vị là Mác cho tôn giáo hay hữu thần hay duy tâm đều là sự bóc lột nhân cách tự nhiên của con người, nên chỉ có vô thần và duy vật theo Mác mới giải phóng, mới nhân văn hóa con người thật sự. Đây có thể cũng là ý hướng mà GS Toàn muốn bảo vệ cho Mác.

    Tuy vậy ngay từ đầu đã chủ trương duy vật tuyệt đối Mác lại theo lập trường duy tâm tuyệt đối của Hegel để lập luận mọi việc trên quan điểm biện chứng luận của Hegel đưa ra, đó là điều hoàn toàn tréo cẳng ngổng, râu ông nọ cằm bà kia mà Mác đã vô tình hay hữu ý chủ trương một cách hoàn toàn nghịch lý và ngờ nghệch. Mà cũng trên quan điểm duy vật tuyệt đối thì quan điểm nhân văn làm gì có, vậy thì hô giải phóng giai cấp, giải phóng con người, giải phóng xã hội còn có ý nghĩa gì nữa. Đó chẳng khác gì kiểu vẽ rắn thêm chân mà chỉ những người nào vô tâm vô tứ mới có thể bị thuyết phục hay say mê được.

    Như thế cũng có nghĩa quan điểm giải phóng lao động, giải phóng giai cấp, giải phóng công nhân của Mác mà GS Toàn hiểu theo ý mình cũng hoàn toàn phiến diện, phiên dịch, hay cũng hoàn toàn thực chất chưa đủ cơ sở. Bởi vì Mác hô giải phóng giai cấp, giải phóng công nhân, giải phóng con người và xã hội, đó hoàn toàn không phải quan điểm nhân văn thuần túy nào cả mà thực chất chỉ do niềm tin máy móc kiểu toán học của Mác vào biện chứng luận của Hegel thế thôi.

    Mác dựa vào nguyên tắc phủ định của phủ định như cái xương sống cốt lõi của thuyết biện chứng luận của Hegel để cho rằng giai cấp công nhân vô sản chính là giai đoạn phủ định của giai cấp tư sản tư bản để đi đến xã hội vô sản như là hợp đề hay phản đề của các giai đoạn xã hội có trước đó. Có nghĩa quan điểm của Mác chính yếu vẫn là quan điểm tất định luận về lịch sử mà Mác gọi là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng cơ sở cho toàn bộ của lý thuyết ông ta mà không gì khác. Một quan niệm máy móc với niềm tin hoàn toàn mang tính cơ giới khách quan như thế mà được GS toàn hiểu là quan điểm nhân văn thì kể cũng lạ. Đấy quan điểm kiểu tiểu tư sản của GS Toàn khi phân tích nhận định về các luận điểm lý luận của Mác quả thật chính là như thế.

    Nói cách cụ thể, Mác không quan tâm chính người công nhân bằng xương bằng thịt cụ thể trong cuộc sống mà chỉ quan tâm tới giai cấp công nhân như một khâu của biện chứng luận lịch sử thế giới mà Mác tâm đắc. Lý luận chỉ để lý luận, lý luận chỉ vì niềm tin, lý luận chỉ vì quan điểm chính trị nào đó, đó không thể gọi là lý luận khoa học theo cách khách quan mà Mác tự nhận. Vả chăng Mác phủ nhận cả triết học vì Mác cho rằng triết học chủ yếu chỉ là duy tâm còn chân lý thì hoàn toàn vật chất, đó chính là cái nghịch lý hay mâu thuẫn không thể tránh khỏi trong hệ thống biện luận hay tự biện của Mác.

    Chính trên nền tảng của niềm tin tất yếu mang tính tất định luận đầy sự huyễn hoặc và mê tín đó về giai cấp công nhân vô sản mà Mác tất yếu cũng đi đến quan niệm về độc tài hay chuyên chính vô sản. Có nghĩa Mác bất chấp cả nguyên lý quản lý xã hội, nguyên tắc phát triển xã hội hoàn toàn khách quan thực tế mà chỉ mê muội đắm đuối vào ý thức hệ kiểu mù quáng, chủ quan nên mới quan niệm một cách phản khoa học hay phi khoa học theo kiểu vậy.

    Bởi thực chất xã hội con người luôn luôn là một thực thể sống động và cụ thể. Và con người dù giai cấp nào cũng chỉ thiết yếu là con người, mà con người thì có mọi quy luật tâm lý khách quan về mặt cá nhân và xã hội nói chung của nó, thế thì quan niệm chuyên chính thật sự là quan điểm ngốc nghếch và hoàn toàn phi khoa học, phản khoa học, phản khách quan mà Mác đã mắc phải vô cùng tai hại. Đó là chưa nói giai cấp công nhân nếu ra khỏi nhà máy để cầm quyền hành chánh của xã hội cũng đâu còn là giai cấp công nhân nữa. Vả chăng họ cũng chưa chắc gì làm được điều ấy vì sẽ có người chỉ nhân danh họ, lợi dụng họ để thay thế họ, có dễ gì để họ tự thỏa mãn như ý riêng của họ được. Do đó Mác nghĩ việc chuyên chính như giai đoạn quá độ để tiêu diệt giai cấp, tiêu diệt tư hữu, tiêu diệt thị trường kinh tế tự do luôn chỉ là sự ngây thơ ngờ nghệch vì có có bất kỳ cơ sở nào để thực thi điều ấy được. Nên khoa học không phải là sự giả tạo mà phải tuyệt đối khách quan, đó là điều mà Mác chỉ muốn bẻ quặt quẹo đi không thể nào chấp nhận điều đó. Có nghĩa Mác chỉ là người chủ quan chủ nghĩa, ý chí chủ nghĩa, ảo vọng chủ nghĩa mà không gì khác. Một xã hội mà không còn nhà nước, không còn pháp luật, không còn phân chia lao động, không còn cơ chế giai cấp, không còn thị trường, không còn tiền tệ, chỉ còn thuần túy giai cấp công nhân sản xuất trực tiếp và phân phối trực tiếp về mọi mặt thật sự là Mác chỉ hoàn toàn mê sảng và điên loạn mà không còn tính cách khách quan thực tế gì hết.

    Với quan niệm như thế thì ý niệm giải phóng lao động, giải phóng giai cấp, giải phóng loài người, giải phóng con người là thế nào, quả thật GS Toàn hình như cũng còn lơ mơ ít nhiều về các điều đó. Quan niệm như vậy của Mác thật chẳng khác nhận chìm mọi người mọi vật xuống khỏi mặt nước để có được sự bình đẳng hay giải phóng tuyệt đối, không ai khác ai và không ai phân biệt với ai được nữa. Vậy nên quan điểm về lao động là quan điểm không thể tùy tiện lý giải hay cưỡng chế. Lao động thực chất là quyền con người và giá trị con người. Nó là ý nghĩa khách quan cần phải tôn trọng nó, soi sáng nó, hỗ trợ nó, không thể hiểu nó một cách phiến diện để nhằm lợi dụng nó hay nô lệ hóa nó. Vì với quan niệm của Mác thực chất không phải giai phóng lao động mà chỉ là nô lệ hóa nó, công cụ hóa nó để phục vụ quan điểm duy ý chí mà Mác vốn đã có sẳn theo kiểu bất di bất dịch.

    Thật sự xã hội loài người trước sau đều chỉ là cơ chế khách quan và toàn diện. Tất nhiên nếu cơ chế đó có số mặt nào đó, số điểm nào đó còn chưa hoàn thiện thì phải sửa đổi nó, bổ sung nó, hoan thiện nó, không phải kiểu xóa bài làm lại từ A tới Z như kiểu mê tín mà Mác vẫn chủ trương như vậy. Có nghĩa nói giải phóng lao động là nói cách phi lý. Bởi lao động là bản chất, là yêu cầu tồn tại của con người và xã hội, thế thì giải phóng lao động là giải phóng cái gì, giải phóng vì mục đích nào. Hay cho rằng trong xã hội tư bản, tư sản lao động chỉ bị bế tắt, ngắt ngứ, không hiệu quả nên cần phải giải phóng nó. Và từ đó giải phóng luôn cả giai cấp lao động, giải phóng con người khỏi lao động thế thì xã hội làm sao còn tồn tại được nữa. Nên ngay cả ý niệm giải phóng của Mác đã tự nó không có căn cơ vì chỉ như thể một ý niệm tưởng tượng, cố chấp hay huyễn tượng.

    Vậy kết luận lao động luôn là nhu cầu cần thiết cho xã hội và cá nhân con người. Đây phải là cái nhìn trên tầm vóc vĩ mô của xã hội và cá nhân mà không phải chỉ nhìn trên ý nghĩa vi mô hay phiến diện nào đó. Bởi nếu nhìn theo kiểu như thế thật sự mọi người đều chê lao động, đều lười lao động nếu nó quả thực không có bất kỳ ý nghĩa hay giá trị hoặc mục đích nhân văn nào nữa. Cho nên từ bé cái lầm về ý niệm, về quan điểm sẽ dẫn tới bé cái lầm về tư tưởng, về ý thức là điều không thể tránh khỏi. Như vậy cũng có nghĩa giai cấp lao động không thể bốc hơi hay biến đi đâu khác và toàn thể xã hội lao động cũng vậy. Tức lao động chỉ là sự phân công theo cơ chế xã hội vào những thời điểm nhất định nào đó. Và lao động là đa dạng, đa diện mà không phải chỉ thuần túy trong khía cạnh nào. Chính tính đa dạng đa diện đó mới tạo thành ý nghĩa chung của lao động, mới tạo thành cơ chế chung của lao động mà mọi cá nhân, mọi thành phần hay giai cấp xã hội đều tham gia vào đó tùy điều kiện hay năng lực nào đó riêng của mình. Nên công nhân hóa xã hội, công dân hóa nhà nước theo cách bao cấp tầm thường thực chất chỉ đều giả tạo và cả đều ngu xuẩn mà trong quá khứ mọi người đều biết. Bởi đó cuối cùng chỉ là sự nhân danh, nhân danh lao động, nhân danh giai cấp để một số cá nhân, số thành phần nào đó của xã hội lợi dụng để khống chế và khai thác số động hay toàn bộ xã hội mà không gì khác.

    Như vậy nói chung lại, không phải ý nghĩa của giai cấp hay lao động mà là ý nghĩa cấu trúc chung của xã hội là gì. Đó cũng là vai trò điều hợp của xã hội nói chung hay một nhà nước cụ thể nào đó nói riêng. Nếu xã hội nào đó hay nhà nước nào đó không phát huy được vai trò và ý nghĩa điều hợp lao động chung của toàn xã hội thì đó chỉ là xã hội tồi hay nhà nước tồi mà không phải lỗi do lao động bị lợi dụng hay giai cấp bị bóc lột nào cả. Bởi con người tự nó đều không phải luôn luôn tử tế gì, nên lỗi là lỗi ở tâm lý con người, tâm lý đó làm cơ chế khách quan bị lũng đoạn, không cần phải thần thánh hóa lao động một cách giả tạo nào hết vì lao động luôn luôn cần thiết và chính đáng cho tất cả mỗi cá nhân và cho toàn xã hội thế thôi.

    Nói cách khác, quan niệm về giải phóng lao động, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại do Mác đưa ra mới nghe thì tưởng là hay nhưng thực chất chỉ là ngược lại. Vì hậu quả của nó là hậu quả ngược, do nó chỉ tạo ra sự nhân danh lao động, nhân danh giai cấp, nhân danh giải phóng mà không hề giải phóng thật hay tạo những điều kiện tối ưu cho lao động hay cho xã hội gì cả. Bởi khi cơ chế khách quan bị trục trặc, bị tắt nghẽn thì có cố gắng, nổ lực mấy chỉ cũng làm cho trì trệ cho bế tắt hơn lên thôi. Vì con người không bao giờ thoát khỏi cơ chế chung, thoát khỏi tâm lý riêng, thoát khỏi điều kiện tài nguyên khách quan của môi trường sống, đó là điều không bao giờ có thể ảo giác. Nên quan niệm về công bằng, về bóc lột, về nhân văn hay đạo đức nếu chỉ hoàn toàn giả tạo hay chỉ có cơ sở hoặc nền tảng giả tạo thì cũng chẳng bao giờ có giá trị, thực chất hoặc ý nghĩa nào cả. Học thuyết Mác chỉ mang lại mọi cái giả để thay cho mọi cái thật, nên thực sự nó không bao giờ giải phóng được gì cả mà chỉ tạo ra mọi sự ngưng trệ, mọi sự nô lệ của con người với nhau và con người với hoàn cảnh cũng như điều kiện khách quan hiển nhiên là thế đó. Thường những người tiểu tư sản dù ở phương Đông hay ở phương Tây cũng hay nhìn học thuyết Mác theo góc độ tiểu tư sản, có nghĩa là không thể hay không chịu hiểu nó theo kiểu thực chất khách quan của nó mà chỉ hiểu theo sở thích hay cảm tính của họ, đó chính là sự bé cái lầm mà lúc đầu cả J. P. Sartre, Trần Đức Thảo, Trần Văn Toàn đều cũng không vượt qua được chính ngưỡng cửa tự nhiên đó để tới khi đã gần về già thì mới có thể nhận thấy ra hết được.

    ĐẠI NGÀN
    (24/10/16)