Tạp chí Đại Học | Số 34, Năm thứ VI

Tạp chí Đại Học

34“Sơn hà Việt Nam, không phải đã tự ngàn xưa do người Việt Nam chiếm cứ. Không nói những vùng đất của Chiêm Thành, Chân Lạp mà cha ông chúng ta mới giành giật lấy để sinh sông mấy trăm năm nay, mà đến cả vùng Bắc Việt và phía bắc Trung Việt, là chỗ người Việt Nam đã định cư lâu hơn hết, lúc đầu cũng là tổ ấm của những nguoefi không cùng chủng tộc với chúng ta.” – Nguyễn Phương, “Những người sống dầu tiên trên đát Việt Nam” – TCĐH, Số 34, Tháng 8, 1963, trang 534-550.

Xương nguofi tiền sử (Mạn Bắc, Hà Nội). Nguồn: Lorna Tilley
Xương người tiền sử (Mạn Bắc, Hà Nội). Nguồn: Lorna Tilley


DCVOnline: Đọc thêm Nguyễn Văn Lục, Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học, October 22, 2015.

3 Comments on “Tạp chí Đại Học | Số 34, Năm thứ VI

  1. THỰC TẠI XÃ HỘI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ

    Thực tại xã hội hay thực tế xã hội là cái gì đang diễn ra trước mắt. Thực trạng đó là cái hiện tại. Khi cái hiện tại đó lần lượt lùi về quá khứ, trở thành quá khứ, nó tạo nên lịch sử, tức tạo nên quá khứ lịch sử. Lịch sử là cái hiện tại đã trở nên quá khứ và đang còn gì nhớ được, đang còn khảo sát nghiên cứu được. Lịch sử là phóng ảnh của hiện tại khi đã trở thành dĩ vãng, nghiên cứu các mặt của phóng ảnh dó gọi là lịch sử học hay nói gọn là sử học. Như vậy cũng có nghĩa hiện tại luôn quan trọng hơn quá khứ, bởi chính hiện tại sẽ trở thành lịch sử mà không bao giờ ngược lại. Một dân tộc, một đất nước trong hiện tại đó là điều thực tế. Còn quá khứ của nó ra sao thật ra chỉ là dư vang đã qua, nên cũng không thể căn cứ vào quá khứ để xác định cụ thể hay rõ ràng hiện tại được, vì quá khứ đã hóa thân thành hiện tại mất rồi, khiến quá khứ càng lùi xa thì càng ít phản ảnh tích cực mọi điều đang diễn ra, đang có trong hiện tại.

    Bởi vậy xét theo hiện tại, mỗi người chúng ta là một người Việt Nam, thuộc dân tộc Việt Nam, thuộc đất nước Việt Nam trong hiện tại, còn quá khứ của chúng ta ra sao, lịch sử đều không thể phản ảnh hết được, nhất là càng đi sâu vào quá khứ, càng thuộc về cổ sử, thậm chí còn thuộc lãnh vực khảo cổ học về các giống người, về các chủng tộc, về các quá khứ tiến hóa chủng loài, nó không còn là lịch sử nhân văn nữa mà trở thành lịch sử phổ quát nói chung thuộc những vùng miền trên trái đất. Tức bài toán tìm hiểu vấn đề nguồn gốc của dân tộc chẳng phải bài toán đơn giản nhưng thật sự là bài toán phức tạp với rất nhiều ẩn số còn che giấu, còn chưa phát hiện hết được. Khoa học là một sự phát triển, cho dầu cả khoa học lịch sử cũng như thế.

    Dân tộc Việt Nam nói chung lại gần nhất trong lịch sử cũng khởi đầu từ vùng châu thổ sông Hồng, nhưng không thể phát triển lên phía Bắc, vì phía đó đã có nước Tàu. Cũng không thể phát triển qua hướng Tây, vì phía đó có dãy Trường Sơn trùng điệp. Vậy chỉ còn hướng duy nhất là phát triển về phương Nam, đó là lịch sử khách quan của dân tộc Việt Nam đã tạo nên như thế. Tất nhiên vấn đề đất nước Việt Nam ngày xưa đã thôn tính nước Chiêm Thành, rồi một phần nước Chân Lạp lúc đó chỉ là thực tế của quá khứ, giờ thì lịch sử đã ổn định, không còn cách nào thay đổi được. Từ đó cũng thấy rằng trên thế giới không bất kỳ dân tộc nào thuần chủng, không bất kỳ đất nước nào không biến chuyển qua các thời đại. Nhất là trên hướng di chuyển của các dân tộc, những dân tộc sở tại trong quá khứ cũng bị thống nhất vào đó và trở thành các dân tộc hiện có. Cho nên thuyết thuần chủng mà Hitler đưa ra trước kia đều lố bịch, ngu ngốc và không thực tế. Lịch sử luôn phát triển và biến đổi, cái gì còn tồn tại mới là cái mang tính ưu việt mà không có chủng tộc quá khứ nào mới ưu việt cả. Không phải giống Aryan mới đích thực là ưu việt, mà chính nước Đức ngày nay mới ưu việt, không phải giống Việt Thường hay Bách Việt ngày xưa mới ưu việt, mà chính dân tộc Việt Nam ngày nay mới là ưu việt do chính quá khứ lịch sử để lại. Đất nước ta đã bị người Tàu đô hộ cả ngàn năm nhưng không không hề chịu đồng hóa và ngày nay dân tộc và văn hóa dân tộc vẫn cứ độc lập, đó mình chính là tính ưu việt, mà không cứ phải xao xuyến vì giòng máu dân tộc đã bị một phần hòa cung cùng giòng máu các dân tộc sở tại khác qua nhiều thế kỷ lịch sử trên con đường Nam tiến.

    Như thế nói dân tộc, đất nước là nói cái hiện tại như yếu tố chính yếu mà không phải chỉ nhất thiết là quá khứ. Bởi sự tồn tại trong hiện tại có bảo toàn, có phát huy, phát triển đi lên được không, cái đó mới làm nên chính lịch sử của tương lai mà không gì khác. Cho nên lãnh thổ luôn gắn liền vào dân tộc, dân tộc luôn gắn liền vào văn hóa, vào tiếng nói, vào chữ viết, vào mọi mặt cụ thể thiết yếu khác nhau nói chung, đó là ý nghĩa để hiện tại tạo nên lịch sử, hiện tại sẽ bảo đảm được lịch sử miên tục mà không thể nào khác. Rõ ràng ý nghĩa của hiện tại luôn luôn quyết định về tương lai, và lịch sử chẳng qua chỉ là sự ghi nhận, sự bảo tồn lại hiện tại khi hiện tại đó đã hóa thân vào trong quá khứ mà quá khứ không bao giờ là điều gì tự có hoàn toàn khác cả. Ý nghĩa quan trọng của hiện tại so với quá khứ và so với cả tương lai là như thế. Chính bản thân hiện tại luôn hóa thân hay chuyển biến thành quá khứ mà đồng thời thành cả tương lai là tính chất cần phải nên lưu ý trước nhất. Bởi quá khứ thật ra chỉ là sự lưu giữ lại hiện tại còn tương lai mới là sự trở thành, sự kết tinh của hiện tại đều không ngoài ý nghĩa đó.

    Nói cách cụ thể, cuộc sống của sinh quyển hay sinh giới trên mặt đất luôn luôn là sự đấu tranh thường xuyên, liên tục, và kể cả nhiều khi không khoan nhượng. Cái gì không ưu việt hơn hay chí ít là ngang bằng với cái khác thì nhất thiết khó tồn tại và phát triển. Đó là quy luật đấu tranh, quy luật cạnh tranh, quy luật sinh tồn, quy luật phát triển và chọn lọc tự nhiên mà trong thiên nhiên cũng như trong thế giới nhân văn của loài người vẫn thường xảy ra và luôn luôn có. Đó là quy luật khách quan, không thể chỉ chủ quan tránh né nó hay chối bỏ nó kiểu như con đà điểu húc đầu vào cát mà được. Cho nên sự tồn vong, sự phát triển của một đất nước là do chính đất nước và dân tộc đó quyết định mà không do ai khác. Tính ưu việt là chính nơi hiện tại mà không phải nơi quá khứ là như vậy.

    Thế nhưng quy luật đấu tranh đó chủ yếu là quy luật của ý thức và của sự sống mà không phải là vật chất. Tâm lý ý thức và nhận thức là sự đấu tranh nơi con người, sự sống là đấu tranh nơi mọi loài sinh vật. Vật chất chỉ có sức ỳ, trì lực, trì tính, tác động bởi các định luật vật lý khách quan, cho vật chất là đấu tranh, là biện chứng chỉ là sự ngu dốt. Cho nên cái gọi là biện chứng duy vật của Mác là sự ngu đốt thậm tệ. Vì vật chất là vô tri, vô thức thì lấy nghĩa gì mà biện chứng. Đó là sự mê tín hoang đường chưa hề bao giờ từng có trong lịch sử nhân loại. Cũng từ ý nghĩa đó làm cơ sở cho biện chứng lịch sử cũng là ngu dốt thậm tệ không kém, vì cái trước không hiện thực thì lấy gì làm cơ sở, nền tảng hay điều kiện cho cái sau. Kết quả là ngày nay sau bảy mươi năm biện luận ngụy biện, toàn bộ thế giới cộng sản cũ vẫn sụp đổ và tan rã từ Liên Xô và từ Đông Âu, tư bản không hề rẫy chết, không hề đào mồ tự chôn nó, mà trái lại thế giới lại hội nhập vào thị trường toàn cầu toàn diện.

    Thật ra trong thế giới loài người, chỉ có cá nhân và cá nhân tranh đấu lẫn nhau, vì cá nhân là các thực thể cụ thể, có thân xác là sự sống, và có tinh thần, tâm lý ý thức và nhận thức. Giai cấp chỉ là ý niệm trừu tượng những lớp cá nhân nào đó giống nhau về số mặt nào đó, cái trừu tượng thì làm gì có đấu tranh như kiểu cái cụ thể. Đó là tính cách vô lối của quan niệm đấu tranh giai cấp mà Mác đưa ra. Vả chăng có ba phát triển hay khám phá của nhân loại đáng lưu tâm nhất về mặt xã hội, đó là khám phá định chế quyền tư hữu, khám phá lợi ích của tiền tệ, cuối cùng là khám phá sự hữu dụng của định chế thị trường. Đó là ba ý nghĩa văn hóa, văn minh và kỹ thuật tối ư hệ trọng, vậy mà Mác muốn dẹp bỏ, triệt tiêu cả ba cái đó, thật là sự ngu ngốc và khùng điên thật sự. Mác lại thế vào đó ba phạm trù phi lý, phạm trù vô sản, phạm trù chuyên chế, và phạm trù làm ăn tập thể. Tức Mác hoàn toàn đi ngược lại các yếu tố kỹ thuật xã hội một cách phi lý, dốt nát mà tưởng đó là chân lý và lý tưởng tuyệt đối. Có điều chính Trần Đức Thảo cả suốt cuộc đời mình vẫn không hề nhận ra được các điều đó. Ông ta đã bỏ ra hầu như gần hết cuộc đời để đi rao giảng, đi xiền dương lý thuyết duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đấu tranh giai cấp cho toàn thể các đại học và sinh viên Miền Bắc trong già nửa thế kỷ. Chẳng những vậy Mác đem lý thuyết duy vật biện chứng để tranh luận cùng lý thuyết hiện tượng luận của các nhà triết học châu Âu. Thật là bé cái lầm. Hiện tượng luận là lý thuyết có nền tảng tư duy khoa học và tư duy tự do. Thế mà Thảo mang giáo điều mù quáng của Mác để chống lại như một kiểu tự mãn hợm hĩnh, thật là sự chủ quan, một chiều và ngu dốt, quá khích của Thảo mà đến cuối đời ông ta mới thật sự có dịp thú nhận.

    Thực ra tư sản là sự tiến hóa và sự phát triển khách quan của nhân loại về mặt thuận lợi đời sống. Tư sản cũng đi liền hay bảo đảm được tính tự do dân chủ của xã hội con người. Đó là điều kiện để phát triển hiệu quả nhất mọi mặt. Bởi vì phát triển cá nhân luôn đi tới kết quả là phát triển chung toàn xã hội. Và đấu tranh cá nhân trong xã hội không phải chỉ có mặt tiêu cực mà còn có cả mặt tích cực. Bởi có đấu tranh thì mới có được sự hợp lý hóa, mới đạt tới công lý, và sự hợp tác mà không đấu tranh là điều không thể nào quan niệm được. Nên đấu tranh và hợp tác là hai mặt bổ sung làm nền chung cho toàn xã hội về mọi phương diện, đó là điều mà Mác do sự hạn hẹp nào đó không quan niệm được. Vả chăng sự phát triển của xã hội và cá nhân đều là sự phát triển do nội lực là chính yếu. Chính cái tiềm lực là yếu tố phát triển mà không phải chỉ hiện tượng hời hợt bề ngoài. Đó là điều bí mật trong huyền bí vũ trụ và sự vô hạn trong tinh thần con người mà không thể quan niệm chỉ thuần túy vật chất mà phù hợp được. Đó là sự khác nhau giữa hạt cây mới trở thành cái cây mà không phải hòn cuội có thể thành cái cây được. Quan niệm duy vật của Mác thực chất là ngây thơ, ấu trĩ và dốt nát, nó chỉ làm phương hại lịch sử phát triển tự nhiên của nhân loại mà không thể nào hữu ích gì cả.

    Nói chung lại, thực tế xã hội và ý nghĩa lịch sử là điều hoàn toàn tự nhiên, khách quan, phong phú và sâu sắc mà không thể chỉ nhìn một cách nông cạn hay hời hợt. Khoa học là triển vọng về mặt khám phá thế giới vật chất ngoại giới của con người, nhưng triết học là triển vọng phát triển về mặt tinh thần, ý thức nơi thế giới nội tại của con người. Khoa học và triết học cũng như chân đứng và cái đầu của con người. Con người không thể sống nếu không có chân đưng, con người cũng không thể sống nếu không có cái đầu. Chân đứng có thể giúp con người đi được khắp nơi khắp chốn, còn cái đầu có thể giúp con người nhận thức đúng đắn, khách quan, đầy đủ mọi việc. Bởi vậy khoa học cũng có mặt triết học của nó và triết học cũng phải có mặt khoa học của nó là như thế. Mác là người chủ trương duy vật thuần túy, do vậy chủ trương tiêu diệt triết học để biến con người thành sự vật vật chất thuần túy. Nói khác đi học thuyết Mác là học thuyết mang tính phản động về mọi mặt, phản động về tinh thần, văn hóa, về kinh tế xã hội chính trị, phản động cả về mặt khoa học lẫn triết học, bởi nó chủ trương độc tài độc đoán và hủy hoại dân chủ tự do. Thực chất lịch sử cho thấy học thuyết Mác chỉ làm ngưng trệ và hủy hoại xã hội mà không phải xây dựng, phát triển hay cách mạng. Bởi nó quan niệm phải triệt hạ hiện tại để xây dựng tương lai, mà không nhận thức ra chính hiện tại mới là hiện tại thật còn tương lai kiểu Mác quan niệm chỉ là tương lai ảo. Cho nên đấu tranh để xây dựng hiện tại đối với cá nhân, dân tộc, xã hội, đất nước, đó mới là điều chính yếu để tiến tới tương lai mà không phải gì khác. Cái mà trong hiện tại người ta không bảo vệ được, cạnh tranh được thì nói gì đến tương lai, cả vấn đề biển đảo hay hạnh phúc toàn dân cũng thế, cả vấn đề công lý hay chân lý cũng thế về mọi mặt, đấy chính ý nghĩa của thực tại xã hội nó quan trọng đối với tương lai chung của mỗi dân tộc và đất nước luôn chỉ là thế.

    THƯỢNG NGÀN
    (03/10/16)

  2. TRIẾT HỌC VỀ TÌNH YÊU

    Trong thế giới vật chất không có tình yêu. Sự vật chỉ hút đẩy nhau do tác dụng vật lý hay hóa học nào đó. Hiện tượng hút đẩy trong tính điện, trong nam châm, hay ngày xưa người ta hiểu như ái lực trong hóa học thì ngày nay chúng ta biết đó là do hiện tượng nối kết hóa học mà bản chất của hó là các nguyên tắc về hóa trị của các nguyên tố tức chất hóa học tạo thành.

    Ở thế giới có sự sống như thực vật, cũng không có tình yêu, chỉ có bản năng sống độc lập của từng tồn tại riêng biệt như cây cỏ. Cây cối có thể có hiện tượng hướng quang, hay dây leo có thể có khuynh hướng tìm mộc cọc trụ để leo lên, đó chỉ là những thúc đẩy do xung động tự nhiên vô thức thuần túy. Sự sống các loài vi khuẩn hay những động vật cấp thấp cũng không ra ngoài những quy luật tự có hay tự thân của nó.

    Loài vật cấp cao nhất là các động vật có xương sống hay các lớp hữu nhũ, có bản năng nuôi con nên ý thức tình yêu cũng phát sinh và có thật như chủ yếu cũng cơ bản là do bản năng tự nhiên điều khiển. Các loài chim, loài cá, loài có vú đều có tình yêu với con cái, hay một số còn có cả tình yêu lẫn nhau giữa các cặp trống mái như một yêu cầu để đẻ trứng và đẻ con cũng như nuôi con vẫn không ngoài các bản năng tự nhiên trời sinh hay thiên nhiên phú cho như vậy.

    Loài người cũng không đi ra ngoài quy luật đó, vì loài người vừa thuộc loại linh trưởng đồng thời là động vật có vú. Tuy nhiên tình mẫu tử, tình chồng vợ nơi loài người không chỉ là bản năng tự nhiên mà còn là sự nhận thức xã hội. Ngoài ra tình yêu lứa đôi cũng là thứ tình cảm mà loài người thường coi trọng và thường hay nói tới nhất. Nó không những có nguồn gốc từ bản năng tính dục khách quan, mà còn là sự nhận thức chủ quan qua thói quen giáo dục và truyền thống xã hội, lịch sử lâu đời mà ai cũng biết.

    Vậy rút cuộc lại tình yêu là gì nói về mặt khoa học và triết học, nhất là tình đồng loại, vừa có yếu tố bản năng vừa có yếu tố giáo dục ? Bởi tình đồng loại thì cả loài động vật cũng có nhưng chỉ ở cấp bậc sơ đẳng hay yếu nhất, nhưng chỉ có ở loài người là nó mạnh hơn và phổ biến hơn về nhiều phương diện nếu có thể nói được như vậy. Thế nhưng sự đấu tranh nơi con người và nơi xã hội loài người đôi khi làm cho yếu tố tình đồng loại này bị mất mát hay triệt tiêu đi là điều cần nói nhất.

    Nên điều cần xét trước hết chính là yếu tố cấu tạo của tình yêu là gì và mục đích chính yếu của nó là gì ? Yếu tố tình yêu là yếu tố chủ thể và yếu tố đối tượng, nó phải có hay phải hội đủ hai yếu tố này nếu không tình yêu cũng không thể có được. Tình yêu là khuynh hướng hướng tới đối tượng vì những lợi ích hay mục đích nào đó. Tức hai yếu tố cấu thành nó là yếu tố chủ thể và yếu tố khách thể. Nhưng khi chủ thể tự hướng vào nó, đó trở thành sự tự yêu hay tự ái, là điều vẫn thường hay có nhất. Tính ích kỷ nơi con người cũng không ngoài chính yếu tố này. Còn mọi sự vật chủ yếu vẫn là đối tượng của chủ thể, vì nó không thể yêu cho dù tự yêu nó hay yêu sự vật nào khác được. Tình yêu chính là yếu tố ý thức, nhận thức, cũng như sự hướng tới, tức khuynh hướng tự thỏa mãn một nhu cầu nào đó chính là như vậy.

    Tình yêu như vậy chính là yêu cầu nội tâm mà không gì khác. Tình cha mẹ yêu thương con đó là yếu tố đáp lại cho bản năng trời sinh tình mẫu tử, tình phụ tử mà không gì khác. Sự yêu thích, ưa thích một sự vật là yếu tố đáp lại cho khuynh hướng sở thích vốn có nào đó của chủ thể sinh vật chỉ là lẽ tự nhiên. Đó là sở thích thuộc phạm vi đối tượng sự vật. Nhưng khi hai chủ thể sinh vật ưa nhau, thích nhau, khi đó có sự tương đồng khuynh hướng về mặt chủ thể mà chủ thể sinh vật không thể khước từ hay không thể chống lại được. Tình yêu luôn đi đôi với sở thích hay bản năng vẫn đều là như thế.

    Tuy nhiên xã hội con người không phải chỉ có yếu tố vật chất hay sinh học mà còn có cả yếu tố tinh thần, tức văn minh, văn hóa, nhận thức, tình cảm nhân bản, đó là điều mà thế giới loài vật đều không thể có. Đó chính là nền tảng hay cơ sở cho tình yêu về những đối tượng trừu tượng hay giữa chủ thể với nhau, là điều chỉ đặc biệt xã hội con người mới có. Như một người có thể hướng tới một giá trị hay lý tưởng nào đó, hướng tới tha nhân hay đồng loại bằng thứ tình yêu cao quý hoặc không vụ lợi, hoặc hướng tới một sự vật lợi ích hay sở thích nào đó, hay hướng tới một thú nuôi vật cưng nào đó, tất nhiên thường đây chủ yếu chỉ là tình yêu một chiều mà không hẳn có mọi sự tương đồng hay tương xứng ngược chiều lại. Tình yêu do vậy cũng có thể là tình cảm bất vụ lợi, cao quý, mà cũng có thể chỉ là nhu cầu đáp ứng lại một tình cảm ích kỷ hay vụ lợi nào đó nhất định.

    Nói chung lại tình yêu có thể khách quan tự nhiên mà cũng có thể là sản phẩm thuần túy của xã hội do văn hóa văn minh, do nhận thức cũng như tinh thần, ý thức mang lại. Nhưng có điều tình yêu thì bao giờ cũng đi theo với yếu tố đức hạnh hay đạo đức, còn ác cảm, thù hận, sự dững dưng, sự vô cảm thường đi theo với yếu tố phi đạo đức, phản đức hạnh. Nói cách rạch ròi và cụ thể hơn, tình yêu đúng nghĩa mà con người có được thường đi theo tính cách đức hạnh, tính chất cao quý mà không phải ngược lại. Có nghĩa tình yêu nào cũng có sự ham muốn làm tốt hơn cho đối tượng, làm đẹp hơn cho đối tượng, kể cả sự hi sinh nào đó về phần chủ thể nếu cần mà hoàn toàn không bao giờ có ý hướng ngược lại. Yêu tha nhân, yêu xã hội, yêu chân lý, yêu công lý luôn không hề có sự ích kỷ mà luôn có sự hi sinh cho mục đích, cho đối tượng chính là như thế.

    Gương hi sinh cho tình yêu nhân quần lớn nhất phải kể trước hết là Phật Thích Ca, Chúa Jesus, nhiều vị giáo chủ khác, các nhà khoa học, các nhà tôn giáo, các nhà tư tưởng nói chung đều là những điển hình như thế. Đó cũng là ý nghĩa của mọi công tác từ thiện, mọi ý hướng thiện nguyện mà con người trên khắp thế giới đều thường có. Nói chung tôn giáo và xã hội thì thường hay đi đôi với tình yêu, còn kinh tế và chính trị thì nhiều khi lại khác. Kinh tế thường chỉ vì lợi nhuận, chính trị thường chỉ vì công danh địa vị quyền lợi bản thân mà không hẳn chỉ luôn là lý tưởng. Nên lợi ích kinh tế cho xã hội thường là lợi ích bề trái của nó, tức về mặt tự nhiên, vô thức của nó, còn mặt hữu thức thường chỉ là ích kỷ và vụ lợi. Chính trị cũng thế, thường mặt lợi ích của nó cho xã hội hay là mặt thất bại của nó mà chưa chắc mặt thảnh công của nó. Bởi chỉ khi thất bại thì nó mới từ bỏ tham vọng riêng còn khi thành công thì tham vọng riêng không bao giờ bị nó loại bỏ. Điều đó cũng có nghĩa chỉ chính trị dân chủ tự do thật sự đó mới là chính trị xây dựng trên thiện chí và tình yêu thương xã hội và con người thật sự.

    Ngược lại mọi khuynh hướng độc tài đều là khuynh hướng chủ quan và ích kỷ, như vậy còn làm sao nói đến tình yêu vô tư rộng rãi đối với con người hay xã hội. Cho nên không thể gọi độc tài là nhân văn cho dầu nó ngụy biện độc tài là nhằm để thực hiện nhiệm vụ, mục đích hay trách nhiệm nhân văn nào đó của nó. Nói khác đi tình yêu thật sự chỉ đi đôi với con tim mà không bao giờ đi đôi với lý trí. Con tim đi trước lý trí đi sau đó mới là tình yêu chân chính, tình yêu đúng đắn. Trái lại nếu lý trí đi trước còn con tim đi sau theo kiểu chính trị tính toán nào đó, đó không bao giờ là tình yêu nhân bản thật sự mà đều chỉ là những chiêu bài nhân danh và được nuôi dưỡng bằng những kỹ xảo nhất định đó là những ngôn ngữ tuyên truyền đúng nghĩa thật sự. Vậy kết luận tình yêu chân chính đích thực luôn có nguồn gốc nhân văn, mục đích nhân văn, và kể cả bản chất nhân văn cho dù bất cứ tình yêu loại gì cũng đều như thế, đó mới là điều chủ yếu và cũng là điều giá trị hay điều ý nghĩa đáng nói nhất.

    VIỄN NGÀN
    (03/10/16)

  3. CON TIM VÀ LÝ TRÍ

    Khi đọc lại Tạp chí Đại Học (Huế) số 34, Bộ VI, tập 4 tháng 8/1963, do ông Nguyễn Văn Lục số hóa và đăng lại trên trang mạng DCVonline.net hiện nay, thấy có bài viết “Triết lý tình yêu trong tư tưởng của Maurice Nédoncelle” của tác giả Nguyễn Nam Châu khi đó, tôi có viết bài phóng bút ngắn gọn và chớp nhoáng “Triết học về tình yêu”. Thế nhưng nghĩ rằng bài đó có thể chưa đáp ứng cho nhu cầu cũng như có thể chưa thỏa mãn người đọc nhiều mặt, bởi vậy giờ cũng mạn phép viết thêm bài ngắn bổ sung nữa “Con tim và lý trí” để nhằm rộng rãi hơn nhiều đường dư luận.

    Quả vậy, mọi người thường hay dùng từ ngữ hay khái niệm con tim và lý trí để chỉ tâm hồn, tình yêu thương và chỉ não bộ hay trí óc của con người. Tất nhiên loài vật cũng có não bộ hay trí óc và tình cảm hay con tim, nhưng nó chỉ đạt đến giới hạn sơ đẳng hay tối thiểu, nên chỉ điều đó ở con người mới đáng nói nhất, vì trái tim của loài người thì thật sự mênh mông cũng như khối óc hay trí não tức lý trí con người thì thật sự vô hạn. Tình yêu thương cao quý, rộng lớn nơi các tôn giáo, thi ca, nơi văn học nghệ thuật, giữa con người đồng loại với nhau, cũng như khả năng vô biên vô hạn của khoa học kỹ thuật cũng như tư duy triết học của loài người, đó chính là những gì đáng quan tâm và đề cập tới nhất.

    Trái tim hay con tim, đúng nghĩa là bộ phận tuần hoàn máu huyết cơ bản nuôi sống thân thể, nó có những nhịp đập nhất định dùng bôm máu huyết, mức nhịp đập đó cũng liên quan đến cảm xúc, tình cảm, sự xúc động của tâm lý, ý thức con người. Trong khi đó, bộ óc hay nói đúng là vùng chất xám nơi vỏ não của con người lại là công cụ của tư duy, trí tuệ. Có hàng nhiều tỷ tế bào thần kinh hay nơ ron liên kết nhau tạo thành năng lực hiểu biết, phán đoán, chúng thay đổi liên tục trong chu kỳ của chúng, nhưng lại tạo nên nền tảng của lý trí hay đầu óc nhân loại nói chung. Não bộ thì không có nhịp đập mà chỉ có những xung động thần kinh, đó là các ý tưởng, tư tưởng, các năng lực phán đoán của lý trí để con người tạo được thành khoa học và triết học. Nhưng đó là nói về thực tại sinh học, tức thực tại sinh lý, còn thật ra lý trí, ý thức là một thực thể trừu tượng nơi con người chỉ chung cho nhận thức, phán đoán, ký ức, tư duy và lý luận mọi mặt mà đặc biệt nhất là mặt lý luận khoa học. Dĩ nhiên không phải ai sinh ra cũng đều có lý trí hay tình cảm như nhau cả, đó chỉ mới là tiềm năng và tiềm lực do di truyền, do lịch sử giống loài và xã hội cấu thành, đó là quan niệm từ thời xa xưa Khổng tử đã biết, “sinh nhi tri chi”, mà năng lực nhận thức và tình cảm nhân văn mọi mặt trong thế giới loài người chủ yếu là đến từ giáo dục và mọi sự rèn luyện, trang bị, cũng như có một phần nào đó bẩm sinh khác nhau.

    Đương nhiên ngoài đào tạo, giáo dục, thì xã hội và lao động là hai yếu tố giúp con người phát triển não trạng và tình cảm nhiều nhất. Phần lớn mọi cái đều đến từ xã hội, có nghĩa là sự giao thoa, sự kết hợp, sự bổ sung của mỗi cá nhân con người vào với nhau mà có, nhất là những người ưu việt, tài năng hay trội vượt mặt nào đó so với nhiều người khác. Nhân tài mọi mặt như bông hoa có năng lực kết trái mà không phải chỉ những lá cành bình thường trên cây đời xã hội. Lao động cũng vậy, lao động không những tạo nên sản phầm vật chất thỏa mãn mọi yêu cầu con người và xã hội mà lao động còn phát triển, trí óc, nhận thức và cả các tình cảm cộng đồng mà con người cần có. Do đó xã hội con người luôn đòi hỏi hai loại lao động chủ yếu, lao động chân tay đơn giản và lao động trí óc phức tạp. nhưng dĩ nhiên phạm trù sau mới là phạm trù chủ đạo và quan trọng thiết yếu nhất trong đời sống nhân loại.

    Tất cả những điều đó cũng có nghĩa giai cấp hay giai tầng xã hội luôn luôn chỉ là sự khách quan tự nhiên. Đó là sự phân biệt hay phân liệt ra thứ lớp vô hình chung mà không ai có thể chủ quan hay hoàn toàn chủ động muốn có tuyệt đối được. Nói khác đi lịch sử chỉ là sự điều kiện hóa của thực tế, và đó là kết quả của tập biến số vô hạn mà không phải chỉ do một hay nhiều hằng số nào cố định hoặc xác định tạo nên được cả. Có điều xã hội và lịch sử tốt đẹp là xã hội và lịch sử tạo thành những giai cấp khách quan phù hợp theo tính công dụng và tính hữu ích trong không gian và thời gian cụ thể của nó. Trái lại xã hội và lịch sử tạo nên những loại giai cấp giả tạo, những thực tế giả tạo làm ngăn trở mọi sự phát triển khách quan của xã hội, tạo nên sự cản ngại mọi giá trị và yêu cầu xã hội đúng đắn, hữu ích, đó đều là những xã hội và lịch sử tầm thường, thấp kém hoặc phản động.

    Khi nền công nghiệp của thế giới hay nói cụ thể là ở châu Âu vào đầu thế kỷ 18 mới hình thành và phát triển, dĩ nhiên nền sản xuất tư bản thay thế cho nền sản xuất thủ công và nông nghiệp trước đó, giai cấp công nhân công nghiệp mới ra đời và tồn tại, nhưng đó chỉ là sự chuyển biến lịch sử kinh tế khách quan không thể nào khác. Những điều kiện kinh tế xã hội liên quan tới nó dĩ nhiên dần dần phải thay đổi theo phát triển của khoa học kỹ thuật, của văn hóa xã hội, của đời sống khách quan thực tế, chẳng có gì cố định hay bất biến cả. Thế nhưng học thuyết Mác đã thổi phồng giai cấp công nhân công nghiệp lên, coi là có sứ mạng lịch sử, có những tính chất ưu việt hơn mọi thành phần khác trong xã hội, và nói tóm lại phải là thành phần lãnh đạo chính trị thì thật là mê tín, mù quáng và bé cái lầm. Bởi vì nền tảng của xã hội nói chung là từng cá nhân con người cụ thể mà không phải giai cấp kiểu trừu tượng, kiểu khái quát hóa máy móc như trên kia cũng như nhiều lần đã được phân tích. Cho nên tính mù quáng, tính mê tín của học thuyết Mác là vậy, có nghĩa nó mang đầy tính cách cảm tính, tính cách chủ quan, tính cách định kiến, tính cách võ đoán, tức phi thực tế, phi thực chất và phản khoa học, phi khoa học nên tất yếu nó đã hoàn toàn thất bại trên toàn thế giới cho tới ngày nay sau gần cả thế kỷ kỳ cượng bằng bạo lực, bằng tuyên truyền sai sự thật, bằng cưỡng chế những bộ phận nào đó của nhân loại là như thế.

    Cho nên chủ nghĩa xã hội đúng ra chỉ là tình cảm, là quan điểm xã hội mang tính bao quát, cao quý, thực tế, ích lợi và hiệu quả thế thôi. Đó là con tim cao quý và trí óc hợp lý của con người qua chủ nghĩa nhân văn, qua lý luận khoa học khách quan, qua kỹ thuật hiệu quả của xã hội, không phải qua sự tổ chức máy móc, mê tín hoặc ngu dốt. Chính khoa học khách quan và văn hóa sáng suốt là động lực và định hướng phát triển xã hội và lịch sử mà không phải là những ý thức hệ chủ quan hay vô bổ hoặc tác hại nào đó.

    Và chủ nghĩa cộng sản mà Mác quan niệm cũng thế, nó không bao giờ là có thật. Bởi vì loài người trên thế gian luôn luôn họp thành những cộng đồng nhỏ lớn. Chính những cộng đồng như thế hoạt động cho hiệu quả, cho tốt mọi khía cạnh đã là chủ nghĩa xã hội rồi, cần gì mà chủ nghĩa cộng sản theo cơ chế máy móc giả tạo phản khoa học mà Mác tưởng tượng kiểu ảo tưởng mà lại tự cho là khoa học. Bởi xã hội và lịch sử con người luôn là sự sinh động mà không bao giờ là cơ chế hoàn toàn máy móc kiểu cơ giới vật chất. Thế giới con người là thế giới đi lên và phát triển từ tự nhiên. Mọi khuynh hướng muốn quay lại tự nhiên máy móc và vật chất đều ngược chiều và phản tiến hóa. Một cái cây phức tạp khi trưởng thành là phát triển ra từ hạt cây đồng nhất lúc ban đầu. Không thể có cái cây nào phức tạp lại quay trở về trạng thái ban đầu kiểu cộng sản chủ nghĩa là hữu lý cả. Cái gọi là xã hội cộng sản khoa học mà Mác đưa ra thực chất chỉ là ngu dốt, là ảo tưởng, là phản tiến hóa, phản lịch sử, phản dộng, đã làm u mê một phần nhân loại cả gần thế kỷ.

    Nên nói tóm lại, chỉ có con người nhân văn, xã hội nhân văn, tức con người và xã hội có tình cảm cao quý, có lý trí hiệu quả mới làm lịch sử loài người phát triển, tiến bộ và hạnh phúc. Không thể cầu toàn trách bị nơi xã hội, vì lịch sử không thể từ trời rơi xuống hay hoàn tất từ đầu mà luôn tiệm tiến và phát triển qua thời gian. Quan niệm một xã hội nào đó hoàn tất một lần chỉ là sự u mê và dốt nát. Cho nên chỉ có khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng và văn hóa phát triển không ngừng đó mới là con đường đi lên của văn minh nhân loại mà không thể là những ý thức hệ mù quáng kiểu ngược lại. Tinh thần và ý thức con người, cả tình cảm và trí óc con người đều không phải là vật chất mà là bản chất riêng của nó. Chủ nghĩa duy vật của Mác cũng như quan điểm độc tài chuyên chính nhân danh giai cấp giả tạo phản tự do dân chủ của xã hội nhân văn khách quan đó không những chỉ là sự ngu dốt mà còn chính là sự lỗi lầm và cả nhiều khi là tội ác của Mác trong thực tế đối với chính bản thân con người, xã hội cũng như lịch sử.

    ĐỈNH NGÀN
    (04/10/16)