Khủng hoảng chính trị ở Ukraine

DCVOnline (Tin CBC News)

ukraine1Hai khuynh hướng  theo Nga hay theo EU đã đưa đến những cuộc xuống đường đẫm máu.

Nền kinh tế Ukraine có thể sụp đổ trong tương lai gần, và trong những tháng vừa qua Tổng thống Viktor Yanukovych đã tích cực vận động cả Nga và Liên minh châu Âu để giúp Ukraine thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng căng thẳng chính trị vì lựa chọn theo Nga hay EU đã xé đôi xã hội Ukraine.

Thỏa thuận thương mại ủng hộ EU bất ngờ đổi chiều theo ảnh hưởng của Nga đã khiến hàng ngàn người biểu tình xuống đường.

Các cuộc biểu tình thường trở thành bạo động vì những cáo buộc cảnh sát dùng bạo lực và và luật chống biểu tình bị phản đối (sau đó phải bãi bỏ.)

Đảng phái, phe nhọm chính trị Ukraine
Đảng phái, phe nhọm chính trị Ukraine

1.Tổng thống Viktor Yanukovych

Tổng thống Viktor Yanukovych khổng đã phải đối đầu với những cuộc biểu tình và lời yêu cầu từ chức kể từ khi ông bỏ thỏa thuận hợp tác với Liên minh châu Âu hồi tháng 11 năm 2013.

Yanukovych, thắng Yulia Tymoshenko khít khao trong cuộc bầu cử năm 2010 đã bác bỏ thỏa thuận EU – mà ông đã trước đó ông đồng ý về nguyên tắc – Vì ông cho rằng nó sẽ đe dọa quan hệ thương mại chặt chẽ giữa Ukraine với Nga. Yanukovych ra đạo luật chống biểu tình gây tranh cãi dẫn đến những cuộc biểu tình bạo lực tại quảng trường Độc lập ở Kiev từ tháng Giêng năm 2014. Luật chống biểu tình sau đó đã được bãi bỏ, nội các và Thủ tướng của Yanukovych từ chức. Phong trào phản đối gia tăng, Yanukovych cáo bệnh đi dưỡng sức một thời gian ngắn trước khi trở về Kiev. Vào ngày 21 , ông Yanukovych và phía đối lập đã ký một thỏa thuận cho phép bầu cử sớm, lập hiến pháp mới và một chính phủ đoàn kết mới. Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu để hạn chế quyền lực của Tổng thống Yanukovych của aussi. Năm 2004 ông Yanukovych đã bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Cam và được thay thế bằng một chính khách thân phương Tây Viktor Yuschenko. Tổng thống Yanukovych đã bị quốc hội biểu quyết giải nhiệm từ hom thứ Bẩy, 22/02/2014.

2. Vitali Klitschko

Vitali Klitschko, biệt danh ‟Tiến sĩ quả đấm sắt” lãnh đạo của Liên minh Dân chủ Cải cách Ukraina (UDẢ). Klitschko, cựu vô địch quyền Anh hạng nặng thế giới, chỉ trích Tổng thống Viktor Yanukovych về sự thay đổi thỏa hiệp với EU, nói rằng dân chúng đã bị lừa. ‟Yanukovych Không muốn thay đổi,” Klitschko, 42 tuổi, nói với tờ Guardian. ‟Ông ta nói rằng ông ta muốn thay thỏa hiệp với EU. Nhưng rốt cuộc hóa ra lại là con ván bài lừa.” Là một nhân vật nổi bật trong phong trào đối lập, Klitschko được xem như là một người có tiềm năng kế nhiệm Yanukovych. Klitschko khẳng định ông sẽ tranh cử tổng thống vào năm 2015.

3. Oleg Tyagnibok

Oleg Tyagnibok, lãnh đạo của phe quốc gia và nhóm cực hữu Svoboda còn gọi là đảng ‟Tự do”, đã lên tiếng yêu cầu Yanukovych từ chức của. Svoboda, đảng lớn thứ tư của Ukraine, từ chối liên minh với cả Nga và EU muốn một Ukraine độc lập. Svoboda bị chỉ trích là bài ngoại và chống Do Thái – điều mà Tyagnibok phủ nhận. Hàng ngàn người biểu tình Svoboda tham gia vào một cuộc biểu tình cầm đuốc đi qua thủ đô Kiev hồi tháng Giêng năm 2014, la lớn: ‟Ukraine vinh quang”. Các cuộc biểu tình đã được tổ chức để vinh danh của Stepan Bandera. Dân Đông Ukraine cho rằng Bandera đã hợp tác với Đức quốc xã – trong khi đó dân Tây Ukraine xem ông là một anh hùng dân tộc, BBC cho biết.

4. Arseniy Yatsenyuk

Arseniy Yatsenyuk, lãnh đạo của đảng lớn thứ hai tại Ukraine, đẩng ‟Tổ quốc”, hồi tháng 2 năm 2014 đã từ chối đề nghị để trở thành thủ tướng trong chính phủ liên hiệp với Tổng thống Viktor Yanukovych. Yatsenyuk nói ông chỉ liên hiệp chính trị khi tổng thống Yanukovych đã nhượng bộ, thay đổi hiến pháp. Yatsenyuk giữ mối quan hệ chặt chẽ với Yulia Tymoshenko, cựu thủ tướng bị Yanukovych giam vừa được trả tự do.

5. Volodymyr Zamana

Zamana, người đứng đầu quân đội Ukraine đã bị tổng thống cách chức ngày 19 tháng Hai. Người thay Zamana là Tư lệnh Hải quân, Yurii Baidak. Không ai biết lý do của sự thay đổi nhân sự này.

6. Yulia Tymoshenko

Yulia Tymoshenko, cựu thủ tướng, vừa được trả tự do trong khi thụ án tù bảy năm. Bà bắt đầu tuyệt thực hồi tháng Mười Một 2013 biểu đồng tình với những người biểu tình làm áp lực buộc tổng thống phải đồng ý với một thỏa thuận thương mại với EU. Tymoshenko, người lãnh đạo của liên minh Tổ quốc, năm 2011 bị buộc tội lạm dụng quyền lực khi ký một thỏa thuận khí đốt với Nga vì lợi ích chính trị. Giới quan sát quốc tế coi bản án đó là kết quả của sự đấu đá chính trị. Tổng thống Viktor Yanukovych thắng Tymoshenko khít khao trong kỳ bầu cử năm 2010. Cuối tháng hai, Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu trả tự do cho Tymoshenko.

7. Yuriy Lutsenko

Yuriy Lutsenko, từng là Bộ trưởng Nội vụ của Yulia Tymoshenko, đã bị bỏ tù vì tội lạm dụng quyền thế và biển thủ trong năm 2012. Bản án của Lutsenko đã bị chỉ trích vì khác biệt chính trị và được trả tự do sau khi có sự vận động của Liên minh châu Âu. Lutsenko nay dẫn đầu nhóm biểu tình được gọi là Đệ Tam Cộng Hòa Ukraina.

8. Cánh hữu

Nhóm cực hữu, phe những người theo ‟dân tộc chủ nghĩa” mệnh danh là cách phải, coi cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay như một cơ hội để ‟phá hủy cấu trúc nhà nước” thay bằng một trật tự mới, theo BBC. Nhóm này phần lớn là thanh niên, không muốn hội nhập vào EU và cũng không muốn quan hệ chặt chẽ với Nga. Người biểu tình của cánh hữu thường đeo mặt nạ và mũ bảo hiểm và đã dẫn đầu một số các cuộc đối đầu bạo lực với cảnh sát chống bạo động tại Quảng trường Độc lập tại thủ đô Kiev.

© 2014 DCVOnline


Nguồn: Ukraine in crisis: Key facts, major developments. Divisions over Russia/EU influence spark bloody street protests, CBC News. Feb. 21, 2014.