Ngô Đình Nhu và luận văn tốt nghiệp trường École Nationale des Chartes (2/2)

Ngô Đình Nhu –  Khiếu Anh lược dịch

edcLàng xã. – bao gồm hai mươi đến bốn mươi ngôi nhà lợp mái rơm rạ, dựng nên từ tre và đất sét. Không có công trình kiến trúc lớn. Nước lấy từ ao. Trưởng làng có nhiệm vụ thu thuế và chủ trì việc phân chia phần đất chung theo kỳ hạn.

Dưới đây là bản dịch tóm lược bản luận văn.

Những phong tục và tập quán của người An Nam ở Đằng Ngoài thế kỷ XVII [6]

Ngô Đình Nhu – Người dịch Khiếu Anh

——————-

Tài liệu tham khảo

——————

Phần mở đầu

Không có bất cứ tài liệu nguồn gốc châu Á nào, do đó các tài liệu châu Âu có vai trò đặc biệt quan trọng.

Các thầy tu dòng Tên (Jésuites): Baldinotti, Alexandre de Rhodes, Marini, Tissanier. Các thầy dòng của Hội thừa sai: Deydier, Jacques de Bourges, Belot, Guisain. Các nhà buôn: Baron, Dampier.

Văn khố của Hội thừa sai; tổng hợp và miêu tả.

—————

Phần Một

Xã hội

Chương Một

Các nhóm dân cư

1. Làng xã – bao gồm hai mươi đến bốn mươi ngôi nhà lợp mái rơm rạ, dựng nên từ tre và đất sét. Không có công trình kiến trúc lớn. Nước lấy từ ao.

Trưởng làng có nhiệm vụ thu thuế và chủ trì việc phân chia phần đất chung theo kì hạn.

2. Chợ giữa các làng – Chợ họp hàng tuần và thường là giữa bốn đến năm làng, các làng thay phiên nhau làm chủ chợ. Việc họp chợ giữa các làng là tế bào kinh tế của cả vùng. Các đô thị quan trọng nhất là Domea (200 nóc nhà) và Hien (2000 nóc nhà) thường xuyên có sự hiện diên của các nhà buôn nước ngoài và Kien-lao (7000 giáo dân) trở thành lợi thế của vùng để được hưởng các ưu tiên của triều đình

3. Ke-cho (Hanoi) – Kinh đô, nơi có các công ty xuất nhập khẩu châu Âu. Sự phồn thịnh, 36 phố phường, bảy mươi hai khu chợ, mỗi phố chỉ chuyên một ngành hàng, 20 000 nóc nhà.

Chương Hai

Nông nghiệp

1. Lúa gạo

a) Vị trí bậc nhất của cây lúa. Lí do.

b) Chế độ sở hữu: hợp đồng cầm cố (vente à réméré) chỉ được chấp nhận đối với người ngoại quốc, ruộng đất manh mún. Chiếm dụng đất theo dòng họ (groups de famille), sự nhũng lạm của giới quý tộc.

c) Nông cụ: sử dụng cày. Tự điển của linh mục de Rhodes cần được sử dụng cẩn trọng, có liên hệ tới cả Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài.

d) Canh tác: hai vụ lúa mỗi năm và tô (prix de revient) tăng cao.

e) Nạn đói: mười hai nạn đói từ năm 1681 đến 1721: tính chất.

2. Trồng trọt thứ yếu – Trồng cau, dâu tằm.

Chương Ba

Chăn nuôi, Đánh cá, Công nghiệp

1. Chăn nuôi – Gia cầm và lợn thịt. Ít bò và trâu. Thiếu đồng cỏ.

2. Đánh cá – Tầm quan trọng đối với người Đàng Ngoài

a) Nước ngọt: Vợt và vó.

b) Trên biển: kém phát triển do giá tàu biển cao.

3. Làng nghề – Có rất ít tài liệu liên quan đến chủ đề này: văn khố của Hội thừa sai cung cấp một văn bản quý giá cho phép định vị nghề dệt chiếu ở tỉnh Nam-dinh. Nghề sơn và gốm sứ.

Kéo sợi và dệt lụa là nguồn cung xuất khẩu duy nhất: các nhà buôn nước ngoài đến vào tháng bảy, đặt mối với các thợ thủ công – luôn phải qua khâu trung gian – và chờ đợi ít nhất sáu tháng để đơn hàng được hoàn thiện.

Chương Bốn

Tiền tệ

1. Các loại tiền tệ – Duy nhất một loại tiền được lưu hành: tiền đúc từ đồng. Tiền 10 đồng và 6 đồng được nhập từ Trung Quốc và Nhật Bản, chỉ được dùng ở Ke-cho và bốn tỉnh xung quanh.

2. Tỷ giá quy đổi – Sự ổn định của đồng so với vàng, sự bất ổn của tiền đồng trong đó có yếu tố trượt giá: 1 quan đổi ra 600 đồng năm 1666 và 1200 đồng năm 1715.

3. Cho vay nặng lãi – Lãi suất hợp pháp từ 25% đến 30% thường xuyên bị vượt qua, người ta cho vay lấy lãi 100% đến 240% rồi 3600%. Tình trạng khốn cùng cuối thế kỷ XVII và đời sống đắt đỏ.

Chương Năm

Thương nghiệp

1. Nội thương

a) Các con đường giao thương: sông và kênh

b) Các phương tiện giao thông: không có máy móc vận tải, chuyển chở trên ván thăng bằng, thuyền ba ván.

2. Ngoại thương – Những con đường đến Đàng Ngoài: mọi hoạt động ngoại thương đều qua đường biển. Thương nhân Trung Quốc ngược lên Cua Luc-bô (Rokbo theo Dampier) chính là sông Đáy; người châu Âu qua Cua Lâ (Thai-Binh) dẫn đến Domea; ngôi làng này chắc chắn không phải là Dôn-Minh, mà là Dông-xuyên-ngoai : những tàu buôn châu Âu không đi xa thêm trong khi thuyền mành (jonque) Trung Quốc ngược lên đến Hien.

Người ta không bao giờ chỉ ra rằng, bên ngoài Đàng Ngoài, không có bóng dáng một con thuyền cũng như không có một nhà buôn Đàng Ngoài nào, và những người châu Á khác cùng với người châu Âu đã độc chiếm hoàn toàn ngoại thương của vùng.

Thường xuyên thiếu lương thực, bị bỏ đói định kỳ, người Đàng Ngoài nhận lấy một sự tồn tại khốn khó, bất bênh và không thể nghĩ đến điều gì ngoài miếng cơm hàng ngày.

————

Phần Hai

Cuộc sống gia đình

————

Chương Một

Tổ chức gia đình

1. Nền tảng của quan hệ họ hàng – Quan hệ huyết thống, địa vị vượt trội của họ hàng bên nội thể hiện qua những cách gọi tên đặc biệt.

2. Cấu trúc gia đình – Không có thị tộc (clan); bố mẹ và con cái.

3. Tổ chức gia đình – Người mẹ phụ thuộc vào quyền quyết định của người cha, con cái bình đẳng.

Chương Hai

Hôn nhân

Nguồn bằng chứng châu Âu dồi dào trở nên đặc biệt quý giá khi không có bất cứ tài liệu nào có xuất xứ An Nam.

1. Vai trò của đôi vợ chồng tương lai – Không có quyền được chọn người hôn phối; bố mẹ cưới gả con từ khi còn nhỏ tuổi.

2. Ăn hỏi – Người mối lái, sính lễ, thách cưới chàng rể tương lai.

3. Đám cưới – Trình của hồi môn, luôn là ruộng vườn và được tặng bởi chú rể; nộp khoản phí bắt buộc cho các chức sắc trong cộng đồng; cỗ cưới do chú rể chi trả; cô dâu trình diện trước các ông thần bếp (ông Táo) và tổ tiên của chồng

Chương Ba

Chấm dứt hôn nhân

1. Ly hôn – Người phụ nữ hiếm khi có thể ly hôn và trong trường hợp có thể thì phải bồi thường cho người chồng.

2. Bỏ vợ – Người chồng luôn có rất nhiều cơ hội để ruồng rẫy vợ.

3. Cách thức ly hôn và bỏ vợ – Sự phá bỏ quan hệ hôn phối được thể hiện công khai: “đồng tiền hay chiếc đũa bẻ đôi”

4. Bât-dông hay dô-dông – Các quý tộc có quyền lấy làm lẽ những người phụ nữa góa chồng, bị chồng bỏ, ly hôn hay những cô gái chửa hoang trong làng; những người này chỉ có thể khước từ bằng cách nộp 1 quan tiền cho quý tộc và từ đó không được phép lấy bất cứ ai. Tục lệ này chỉ còn được lưu giữ trong văn khố của Hội thừa sai.

Chương Bốn

Sinh và Tử

1. Sinh

a) Ngày sinh: đặc biệt quan trọng

b) Tên riêng: không được là tên một đứa trẻ khác đã chết; đặt tên xấu cho con để tránh bị ma quỷ quấy nhiễu. Khi đứa con đầu tiên ra đời, cách gọi tên ông bà nội và ông cậu họ nội sẽ được thay đổi, cách gọi tên người con cả thay đổi khi người con thứ ra đời. Khi thôi nôi, đa phần tên gọi cũ sẽ được thay thế bằng một cái tên đẹp.

Sự tôn kính một bậc bề trên thể hiện qua việc không bao giờ gọi tên của người này cũng như tên của cha mẹ ông ta, và người ta phải nói chệch đi bằng các từ đồng âm với tên gọi; cũng từ đó mà một số gia đình có vốn từ đặc biệt.

c) Tuổi trưởng thành : mười tám tuổi. Thông thường, trẻ em được tính một năm tuổi khi vừa chào đời và được hai tuổi vào Têt (đầu năm) sau.

d) Con nuôi : phổ biến, nhưng không được chứng thực bằng giấy tờ và không công khai. Baron được một hoàng tử ở Đàng Ngoài nhận nuôi để không phải chịu phiền toái và những Thừa sai người Pháp nhận làm con trai danh dự của một ái phi của Trinh Can để tự bảo vệ trong một phiên xử khó. Nhận nuôi thường không chỉ là một sự tiến cử đơn thuần, chỉ ra rằng ở Đàng Ngoài vào thế kỉ XVII không có tổ chức xã hội nào khác ngoài gia đình và rằng người ta không thể có người bảo hộ nào khác ngoài cha và mẹ.

2. Tử – Người Đàng Ngoài sợ cái chết, nhưng có thái độ chấp thuận, và sợ nhất là không có được một cỗ áo quan đẹp. Thi hài được quàn trong mười đến mười lăm ngày trước khi được an tang ở bản quán. Thời gian chịu tang: ba năm cho con, hai năm, ba tháng và mười ngày cho góa phụ; phải sống khắc khổ trong thời gian chịu tang. Thờ cúng tổ tiên, trong đó gia đình là đơn vị, tạo nên sự gắn kết và sức mạnh.

——–——–

Đàn ông Annam, Saigon, c.1870s (b/w photo), Nhiếp ảnh gia châu Âu, (19th century) / Ảnh tư liệu / The Bridgeman Art Library
Đàn ông Annam, Saigon, c.1870s (b/w photo), Nhiếp ảnh gia châu Âu, (19th century) / Ảnh tư liệu / The Bridgeman Art Library

Phần Ba

Đời sống cá nhân

Chương Một

Trang phục

Tóc thả dài, biểu tượng của tự do; việc cắt tóc là một nhục hình hoặc là dấu hiệu của tang gia. Trán rộng được cạo nhẵn, răng được nhuộm lúc mười sáu hay mười bảy tuổi. Mũ, quần áo. Dân cư chủ yếu ở trần.

Chương Hai

Thức ăn

Gạo là thức ăn chính; thịt, nhất là thịt chó; các loại cá và nuoc-mam. Chỗ ở và đất đai. Một chế độ ăn thiếu thốn giải thích cho việc các tín đồ Cơ Đốc ở Đàng Ngoài đều không ăn chay.

Chương Ba

Tính cách

Có sự tương thích giữa các lời chứng. Người Đàng Ngoài cởi mở, nhạy cảm với tình bạn, ý tứ, ít gây gổ, ngăn nắp nhưng cũng tham ăn (có lẽ đơn giản là do bị bỏ đói), lười nhác và trộm cắp. Mại dâm thế kỷ XVII.

——–——–

Kết luận

Nhìn chung, các tập quán ở Đàng Ngoài không có nhiều thay đổi từ thế kỷ XVII và không có gián đoạn nào trong sự tiếp nối tâm lý. Tuy nhiên, ta nhận thấy ở người Đàng Ngoài một sự thích nghi đáng lưu ý: những phong tục khắc nghiệt biến mất không để lại dấu vết và nhận định này khiến chúng ta cần thật sự cẩn trọng trong những giả thuyết về các nguồn gốc của văn minh Đàng Ngoài.

Biên niên của trường l'Ecole des chartes.
Biên niên của trường l’Ecole des chartes. 1938, Tập 99. trang 195-199

Nguồn: Luận văn của ông Nhu. Blog của 5xu. Posted on Tháng Mười Một 20, 2013 DCVOnline chú thích và minh hoạ.

DCVOnline: 

[6] Dinh-Nhu NGÔ, “Les moeurs et les coutumes des Annamites du Tonkin au xviie siècle”, 1938. École des chartes » thèses. Nguồn: http://theses.enc.sorbonne.fr/titres?de=1938.
Với Luận án này ông Ngô Đình Nhu được chấm tốt nghiệp cổ tự học lưu trữ (archivists paleographer)  hạng 4. Nghiên cứu của ông Nhu là một trong 3 luận án mà trường École des chartes coi là những tác phẩm mà Bộ Giáo dục Pháp cần để ý tới.  Nguồn: Biên niên của trường École des chartes và  archivistes-paléographes. Lưu trữ tại thư viện trường École des chartes. 1938, Tập 99. trang 195-199.  http://www.persee.fr/web/revues/home/prescript/article/bec_0373-6237_1938_num_99_1_460392