Bàn về những cuộc biểu tình ở Việt Nam nhân ngày 4/6

Bàn về những cuộc biểu tình ở Việt Nam nhân ngày 4/6
Thiên An Môn. Bắc Kinh, June 4, 1989

Jonathan London

Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy người Việt Nam đang phát triển khả năng biểu tình hiệu quả hơn? Phải chăng như ngày xưa ‘du kích’ là phương pháp hiệu quả, và hiện nay ‘du kích phi bạo lực’ đang trở thành phương pháp đấu tranh mang lại những kết quả về các quyền chính trị mà người Việt Nam đã chờ đợi bấy lâu nay?

Nhìn từ xa, những cuộc biểu tình chính trị ở Việt Nam là một hiện tượng rất thú vị đối với những nhà nghiên cứu chính trị so sánh (comparative politics) và đặc biệt là những người quan tâm đến phạm vi ‘xã hội dân sự chính trị’ (political civil society) hoặc là ‘phạm vi công cộng’ (public sphere, theo Habermas).

Các cuộc biểu tình này cũng thú vị nếu nhìn từ gốc rễ những lý thuyết và nghiên cứu về ‘phong trào xã hội’. Về khái nghiệm phong trào xã hội, thì một định nghĩa đơn giản là hiện tượng khi một số lượng người kết hợp cùng nhau để thực hiện một mục tiêu chính trị nào đó. (Lưu ý, nó hoàn toàn khác so với ý nghĩa phổ biến ở Việt Nam, vì ở ngoài Việt Nam chẳng có ai thấy một phong trào xã hội thực sự có xuất phát từ bên trong nhà nước. Ngược lại, nó xuất phát từ môi trường xã hội ngoài nhà nước).

Về các cuộc biểu tình ở Việt Nam thì chưa chắc nên gọi là ‘phong trào xã hội’ vì sự tổ chức và tính bền vững của nó chưa rõ ràng. Thế nhưng đó là một câu hỏi gây tranh cãi và quan trọng.

Tuy nhiên, trước khi viết thêm một chữ nào về nghiên cứu phải khẳng định, đối với những người trực tiếp tham gia, thì biểu tình là một việc hết sức nghiêm trọng. Mới hôm kia, rất nhiều người ở Hà Nội đã cố gắng bày tỏ quan điểm chính đáng của mình. Kết quả là mọi người có bày tỏ một chút và vài phút sau đó các quyền công dân đã bị vi phạm nghiêm trọng.

Có vẻ nhà nước Việt Nam, hoặc ít nhất một số bộ phận của nó, vẫn sợ có một dư luận công cộng về các chủ đề chính trị xã hội, dù chuyện đó ở các nước dân chủ như Đại Hàn là điều hết sức bình thường. Trên chuyến bay từ Hong Kong về Hà Nội mới sáng nay, một người Việt ngồi bên cạnh tôi đã bình luận: “Chính trị Việt Nam lạc hậu, chán”. Tôi đã không phần đối ý kiến này, đặc biệt trong bối cảnh ngày 4 tháng 6.

Biểu tình ở Lộc Hà (2/6/2013). Nguồng ảnh: Lân Thắng
Biểu tình ở trại Lộc Hà (2/6/2013). Nguồng ảnh: © Lân Thắng

Nhưng chính hôm nay, hai ngày sau cái gọi là ‘Vụ án Bờ Hồ’ và tròn 24 năm nhà cầm quyền Trung Quốc quyết định nhấn chìm cuộc biểu tình ôn hòa ở Thiên An Môn trong biển máu, tôi xin chia sẻ một số ý tưởng ban đầu của tôi về hoạt động biểu tình ở Việt Nam trong 2, 3 năm qua từ góc nhìn của khoa học xã hội và cũng có thể có giá trị nhất đinh. Xin lưu ý, những ghi chép này không phải là một sản phẩm nghiên cứu mà là một số nhận xét từ đầu óc của một nhà khoa học xã hội biết ít nhiều về chính trị và biết ít nhiều (và theo nhiều người là quá ít) về Việt Nam.

Ai cũng biết, biểu tình ở Việt Nam có nhiều loại. Cho đến bây giờ, vẫn có người đề cập đến vấn đề này nhiều hơn và kỹ hơn tôi.

Nói chung, ít khi các cuộc biểu tình được tổ chức kĩ lưỡng. Trên thực tế, đa số các cuộc biểu tình xuất phát từ những ‘vụ án’ cụ thể, chẳng hạn như cướp đất hoặc ai đó đâm đơn kiện chính quyền hoặc là vấn đề lao động. Thế nhưng thời gian gần đây, các cuộc biểu tình, dù không được tổ chức như ở các nước nơi quyền tự do hội họp được đảm bảo, cũng được cố gắng tổ chức như cuộc biểu tình ngày hôm qua (2/6/2013) hoặc Dã ngoại nhân quyền cách đây mấy tuần.

Trong bối cảnh chính quyền tăng cường đàn áp, việc tổ chức biểu tình cũng có nguy cơ nhất định của nó. Đúng thế! Nếu tổ chức biểu tình một cách công khai thì không có gì bất ngờ khi được lực lượng đàn áp mời uống cafe.
Tuy nhiên, nghiên cứu quốc tế cho thấy muốn đạt hiệu quả thì các phong trào xã hội phải có đủ cái gọi là ‘nguồn tổ chức’ (organizational resources) thì mới phát triển một cách bền vững được. Sự kém cỏi về mặt tổ chức có thể được xem là lý do chính các phong trào xã hội thất bại. Chính ĐCSVN ngày trước đã chứng mình sự quan trọng của nó trong câu nói: “Phải có tổ chức”.

Power in Movement by Sisney Tarow. Nguồn: Cambridge University Press, 1998.
Power in Movement by Sidney Tarrow. Nguồn: Cambridge University Press, 1998.

[Về nghiên cứu phong trào xã hội, xin mời độc giả tìm đọc ba quyển sách xã hội học xuất sắc: “Sức mạnh trong sự vận động” (Power in Movement) của Sydney Tarrow, Các chế độ và các phương thức phản kháng” (Regimes and Repertoires) do Charles Tilly viết, và Quyền lực của Thiên An Môn”  (The Power of Tiananmen) của Dingxin Zhao]

Sự phát triển của phong trào xã hội trong một bối cảnh đàn áp là cực kỳ phức tạp vì có nhiều hạn chế từ mọi phía. Tôi lấy ví dụ: làm sao mà có một phương thức tổ chức hiệu quá khi không biết ‘đối thủ’ là ai, ‘bạn nào’ là CAM, vv.

Đối với các ý niệm dân chủ (ideal notions of democracy), biểu tình là một dấu hiệu tích cực. Và đúng thế, mối quan hệ kinh nghiệm giữa dân chủ và biểu tình rất mạnh. Lý do chính có thể là trong một xã hội dân chủ, nhân quyền và quyền chính trị được tôn trọng và nếu bộ mấy nhà nước có vấn đề (chẳng hạn không hợp lòng dân) thì sẽ có nhiều biểu tình. Ở các nước như Đại Hàn, trong trường hợp các thể chế chính trị có xu hướng thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm giải trình thì 100 phần trăm sẽ có biểu tình. Chuyện quá đỗi bình thường.

Nếu có biểu tình nhưng không có một cơ chế hữu hiệu đảm bảo quyền công dân thì thật sự là một tình trạng nguy hiểm. Trong những trường hợp này, như phong trào dành độc lập của Ấn Độ chẳng hạn, thì sự dũng cảm và quyết tâm của người dân là hai yếu tố cần thiết. Hai cái đó cùng với sự chính đáng và những phương pháp phi bạo lực là những yếu tố quyết định đã cho phép dân Ấn thoát khỏi sự cai trị độc đoán của Đế quốc Anh. Có phải là cách đây mấy năm tôi đã thấy một bức tượng của Gandhi ở Hà Nội không nhỉ?

(Có biểu tình không có nghĩa là cuộc biểu tình nào cũng hay và nên được dân chúng ủng hộ. Nội dung của cuộc biểu tình lại là một vấn đề khác. Thế nhưng ở các nước như Đại Hàn, chẳng có ai được quyền quyết định ai có quyền biểu tình vì đó là một quyền tuyệt đối).

Nếu trong các nước pháp quyền thực sự, biểu tình là việc bình thường thì việc có biểu tình chính trị ở Việt Nam nhiều hơn trước có phải là một dấu hiệu Việt Nam đang dân chủ hóa không? Ai cũng có lí do để lạc quan, nhưng hiện quá sớm để trả lời câu hỏi này. Đương nhiên, biểu tình ở Việt Nam về bất cứ vấn đề nào mà hoàn toàn đi ngược lại với chủ trương của chính quyền là rất nguy hiểm, không chỉ với những ai có cảm hứng tham gia mà còn với gia đình của những người này.

Ở đây, chúng ta có thể thấy một đặc trưng trong các cuộc biểu tình ở Việt Nam. Đến bây giờ, đại đa số các cuộc biểu tình (và có thể là hầu hết) có liên quan đến vấn đề Biển Đông vì chủ đề đó được coi là chính đáng lẫn tương đối ‘an toàn’. Thế nhưng sau những gì được ghi nhận từ cuộc biểu tình hôm kia, chúng ta thấy chưa ‘an toàn’ đâu.

Bất cứ ai là người Việt Nam đều thấy một điều vô lý: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rất thẳng về những vấn đề với TQ ở biển Đông trong một khách sạn sang trọng ở Singapore (một đất nước độc đoán luôn thích biến công dân thành những những người máy chỉ biết phục tùng) trong khi nhân dân ở Việt Nam – một nước độc lập tự do – không được phép biểu tình ôn hòa tại đất nước của chính mình.Có một số người cho rằng việc Nguyễn Tấn Dũng có hai ‘đồng minh’ (Ngân và Nhân) bên cạnh ở Bộ Chính trị bao hàm khả năng ông ta có ưu thế. Một số người vẫn nghĩ rằng Luật Biểu tình dù đã trở nên mờ nhạt từ năm 2011, giờ có thể được đưa ra thực hiện. Những điều đó, tôi chẳng biết. Nhưng ít khi có thay đổi về thể chế chính trị một chiều từ trên xuống.Thế thì sự kiện hôm qua có gì khác so với các cuộc biểu tình trước đây không? Theo hầu hết những người có mặt, một sự khác biệt là hành vi của CA. Có vẻ như CA đã quyết định trước sẽ bắt ai.Hôm kia cũng có một hiện tượng tôi chưa từng thấy ở Việt Nam: một số người đã áp dụng một phương thức biểu tình bất bạo động ngoài trại Lộc Hà. Nếu đang nhìn từ trên, chắc chắn Gandhi đang cười.

Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy người Việt Nam đang phát triển khả năng biểu tình hiệu quả hơn? Phải chăng như ngày xưa ‘du kích’ là phương pháp hiệu quả, và hiện nay ‘du kích phi bạo lực’ đang trở thành phương pháp đấu tranh mang lại những kết quả về các quyền chính trị mà người Việt Nam đã chờ đợi bấy lâu nay? Chưa biết.

Xin quay về câu hỏi, liệu các cuộc biểu tình ở Việt Nam có là ‘phong trào xã hội’ theo định nghĩa phổ thông của nó, thì cũng chưa rõ.

JL  –  Hà Nội, Ngày 04 tháng 6, 2013


Nguồn: Bàn về những cuộc biểu tình ở Việt Nam nhân ngày 4/6. Jonathan London, blog Xin lỗi ông, 4/6/2013. Hình trang nhất chụp tại Thiên An Môn ngày 4 tháng 6, 1989. Nguồn: OntheNet.

14 Comments on “Bàn về những cuộc biểu tình ở Việt Nam nhân ngày 4/6

  1. Bài nào bố Jonathan London cũng tìm cách chửi khéo người Việt chúng tớ. Ý của bố này là phải có tổ chức kể cả trong và ngoài nước thì mới dziệt được Việt Cộng, còn tự do phát triển (tự phát) thì có mà muôn năm đoàn quân VN ta. Chúng tớ có ngu đâu mà không nhìn thấy vấn đề, phải để bố dạy. Các chiến hữu ở ngoài này thì cũng đã hy sinh hết mình (nào là hội nghị Diên Hồng, rồi đảng này đảng nọ,kể cả kéo đến mấy trăm ngàn người vào toà Bạch Ốc v.v Nào là cử chiến hữu Nguyễn cao Kỳ, Phạm Duy hay chiến hữu Thượng toạ Thích Nhất Hạnh về nước để đánh cận chiến . Gần đây lại còn đánh theo chiến thuật mà chúng tớ goi là- nở hoa trong lòng địch, tức là cho chiến hữu Hoàng duy Hùng về làm hoa đánh từ trong đánh ra. Chúng tớ ở ngoài đánh ụp vào. Lại thêm phần huấn luyện, tuyên truyền, cung cấp phương tiện cho các em các cháu hoạt động. Tuy nhiên Thiên Thời, Địa lợi, Nhân hòa nó chưa tới, biết làm sao bây trừ. Dù gì thì mình cũng đã làm hết những gì có thể làm được. Còn các bác, bác Jonathan London, bác đã làm gì với người Do Thái? Hay vẫn là: Ai muốn thắng cử thì phải ủng hộ người Do Thái bất kỳ là WHAT.

    • TonyDo ” tinh quái” lắm nhá. Khá khen.
      Cớ vì sao ” cậu” nhìn ra ánh sang, mà đa số Rân Tị nạn lại chỉ biếtnhìn vô khoảng tối; chống CS mà thấy ai ai cũng là Cộng, là sao?
      Nhớ cho rằng, ông Cowboy Nguyễn Cao Kỳ, nhạc sư Phạm Duy và
      Thiền tổ sư Nhất Hạnh cùng về VN gần như đồng thời, năm. 2004.
      Ông KỲ thí nhựt định là về VN vì lý do Chính trị rồi; nên ông được
      đón như quốc khách, luôn có hơn 40 đặc vụ bảo vệ, lại có hai tướng
      Mỹ đi kèm cho zui… Ông Kỳ đưa ra phương hướng cho một VN hoàn
      toàn mới. (.Nửa đường thì đứt gánh…vì sao và vìa sao…)
      Phạm Duy lãnh trọng trách vế mặt Văn Hóa Nghệ Thuật, khơi dậy
      mầm Dân Ca, quê hương đối lại nền Văn nghệ cúc cu đảng tính..
      (Vănnghệ lồi Phạm Diu là…chống Pháp Thực Dân giùm…Mỹ)..
      TT Hạnh, có lẽ đi ngượclại chính trị của ông Kỳ, đi trái lại Văn Nghệ
      nhân bản của ông Duy. Nhất Hạnh về VN là vì…Phật giáo VN…

      • Ở đó mà ngồi tưởng tưởng ra một “Mặt trận ba người” đánh tan “cộng nô”, xây dựng một nên cộng hòa vĩnh cửu!

        Hai người trong số ba ngưòi đã qua đời vĩnh viễn, được hỏa thiêu hay mai táng rồi chỉ còn một mình ông Ý, mà ông không thấy sao?

  2. Trích: “Tuy nhiên, nghiên cứu quốc tế cho thấy muốn đạt hiệu quả thì các phong trào xã hội phải có đủ cái gọi là ‘nguồn tổ chức’”

    Cái nguồn tổ chức này đảng CSVN cũng nhìn thấy là nguy cơ cho chế độ cho nên quyết tâm phá không cho người dân có được tổ chức. Vì thế mà các tổ chức của dân dù không dính dáng đến chính trị cũng vẫn bị đảng CS cấm và phá cho tan.

    Trường hợp Ủy Ban Bảo Vệ Công Nhân tại Ba Lan, họ không dính đến chính trị vào lúc đầu và đã là nguồn tổ chức cho phong trào tranh đấu. Đó là nhờ những người công nhân Ba Lan lúc đó có cùng ý chí muốn tranh đấu để cải thiện đời sống cho công nhân và vì chính quyền không tiêu diệt được nhóm này.

    Trường hợp không có nguồn tổ chức duy nhất mà chế độ vẫn bị sụp đổ là Lybia và Syria. Lybia ngày nay mặc dù chính quyền của đại tá Gaddafi đã bị tiêu diệt, Lybia vẫn do nhiều nhóm vũ trang cai trị. Không nhóm nào đủ sức gây chiến để tiêu diệt tất cả nhóm khác. Nhưng có thể rồi dần dần sẽ có những nhóm đủ mạnh thôn tính các nhóm khác và sẽ đi đến đánh lẫn nhau để rồi ai mạnh nhất sẽ cai trị hoàn toàn Lybia. Giống như khi nhà Hán suy, chính quyền không đủ sức đánh dẹp thì hàng trăm đạo quân sinh ra đánh lẫn nhau, để rồi đưa đến tình trạng Tam Quốc, Ngụy, Thục, Ngô, rồi sau đó Ngụy thống nhất được Trung Hoa.

  3. Nhân dân biểu tình đòi lại Hoàng Sa từ tay Trung cộng , thì quá xá là chánh đáng! Vậy thì sao hởi công an nhà người ơi, các người lại hăm dọa người dân?

    Nhà nước Vn há miệng mắc qaui, ú ớ không dám trả lời đâu…Kho6ang dám, Vậy thền sư Dâm nói toạc móng lợn ra cho mà nghe, để sẵn đấy, chờ, chờ…

    Này ôi, thằng Tàu nó chiếm Hoàng Sa, chỉ là cái đảo nhỏ, — nhớ cho rằng, Tàu nó chiếm Hoàng Sa Sa trước sự chứng kiến hiểu biết của viên chứcngoại giao Mỹ (Gerol Kosk) và tổ công tác của VNCH, Thiếu tá Phạm Văn Hồng/ QĐ I.

    Bây giờ nhân dân ta đòi Hoàng Sa ? Là vô tình đi vô đúng sợi dây giăng sẵn của…Quốc tế Nên Vn cho dẹp biểu tình là quá đúng về chính trị.
    Tàu: Mi đoài Hoàng Sa ngày ấy không phải thuộc về …mày! Ngày ấy Hoàng Sa
    vốn của cô Cộng Hòa. Nè, tao chỉ chiếm tí đảo Hoàng Sa làm chứng cớ, còn mày, mày chiếm cả một quốc gia Việt Nam Cộng Hòa cơ mà! Liệu hồn.

    Theo dự trù quốc tế tao sẽ trả Hoàng Sa cho cái quốc gia làm chủ HS thuởấy.
    Và…mày cũng phải trả lại Việt Nam Cộng Hòa mà mày đả chiếm đóng trái phép, nghe! (Vậy, VN không dám mó dái ngựa Trung hoa, vì sơ Tàu cho theo ý ai
    đó, nó yêu cầu LHQ và Hoa Kỳ cho tái xét cho mà xem…)Vì lẽ đó, VN lạ thay!
    lại cả gan đàn áp người dân đói lại Hoàng Sa…

  4. “Bất cứ ai là người Việt Nam đều thấy một điều vô lý: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rất thẳng về những vấn đề với TQ ở biển Đông trong một khách sạn sang trọng ở Singapore […] trong khi nhân dân ở Việt Nam – một nước độc lập tự do – không được phép biểu tình ôn hòa tại đất nước của chính mình”.

    Đây là một hiện tượng tiêu biểu của VN: đối với bên ngoài nhà nước Hà Nội ra vẻ là tiến bộ và thẳng thắn, trong khi đó đối với người dân trong nước mình thì lại có thái độ thù nghịch, điếm đàng và “cạn tàu ráo máng”. Một trò bỉ ổi đã tồn tại quá lâu, ai cũng thấy là nhàm chán, trừ chính Hà Nội. Có thể vì nhà nước Hà Nội không biết làm gì khá hơn hay cũng có thể họ tưởng rằng các nước láng giềng vẫn “tưởng thật”.

    Tôi thì cho rằng, chẳng qua các quốc gia Á châu mong muốn VN vẫn tồn tại – không bị Trung Cộng chiếm hẳn – còn VN có đuọc tự do, dân chủ và thịnh vượng hay không không phải là mối lo trước mắt của họ. Có khi ngược lại, VN vẫn cứ èo uột thì trước mắt là mối lợi kinh tế trước mắt cho họ, nhất là những quốc gia vững mạnh về kinh tế như Singapore, Đài Loan hay Đại Hàn vẫn tiếp tục mua được của VN những món đồ rẻ rề, kể cả phụ nữ, sức lao động và cả đất đai. Những thừ mà họ đang thiếu hụt.

    • Anh Lê Văn viết còn nhẹ tay, chừng mực và độ lượng quá. Trong khi đối với bọn chóp bu Việt cộng thí quá lưu manh, tàn ác và hèn hạ …..

      • Chủ yếu tôi muốn nói với đồng bào tôi trong nước rằng , chế độ này đang bán từng phần của đất nước – cả đất đai lẫn con người – với giá rẻ mạt và những nước láng giềng là những người đi mua những của đó. Tiền thì đám chóp bu lấy trắng bỏ túi. Nếu chính người dân – nạn nhân, nô lệ – không đứng lên đòi lại chủ quyền thì không còn bao lâu nữa cả nước chắc chắn sẽ… ăn mày!

        Điều tôi chưa rõ là còn bao lâu thời giờ nữa để còn xoay chuyển được tình thế. Cách đây 7 năm tôi đã dự đoán trong một bài viết trên DCV này là chỉ còn tối đa là 10 năm nữa là mất sạch. Vẫn giữ theo dự đoán đó – cho đến nay tôi thấy tình hình bên ngoài không có gì thay đổi – thì dân tộc ta chỉ CÒN TỐI ĐA 3 NĂM NỮA THÔI… Chưa kể là con đường thoát hiểm ngày càng hẹp, càng khó khăn…

        Điều tôi thật sự thấy lạ là tuyệt đại đa số người Việt vẫn chưa nhìn thấy cái chung cuộc đen tối đó! (*)

        Ít nhất từ Mao sang đến Đặng đều coi việc làm bá chủ biển Đông và Việt Nam là mục tiêu bắt buộc “dù trả giá nào cũng là rẻ”. Đó là lời Mao nói với TW đảng bộ CSTQ, 1965, khi Mao quyết định “giúp” Bắc Việt chiến thắng VNCH bằng mọi giá. Chả lẽ CS Bắc Việt không biết điều đó?!

        LV
        (*) Nhưng chuyện “mơ ngủ” này đã diễn ra tại Âu Châu năm 1939, khi cả Anh lẫn Pháp không nhìn ra tham vọng của Đức Quốc Xã, mãi cho đến khi Hitler ra lệnh đánh chiếm Ba Lan – sau khi đã nuốt trọn cả Áo lẫn Tiệp – mở màn cho Thế Chiến Hai! Lúc đó, Anh và Pháp mới nhận ra là mình đã ngủ quên trong giấc mộng hòa bình hàng chục năm trời, và sau đó phải hy sinh bao nhiêu xương máu mới gỡ lại được thế cờ! Một sử gia người Nga nói quá đúng: Bài học duy nhất từ lịch sử là chẳng ai học được gì!

        • Đại đa số người dân trong nước rất vô tư trước thời cuộc, họ lo kiếm sống hoặc lo hưởng thụ. Giới trẻ phần đông còn ám ảnh nỗi sợ hải ….. thì tiên đoán của anh không chừng đã là hiện thực rồi cũng nên.

          • Khen thay chú Văn! Cháo 7-Rữ đâu, ban cho chú ngàn cái
            hít, plus vite que mau lên!
            Theo TMY, hình như…hình như …bất cứ viêc gì liên quan
            tay đôi hay tay ba, thì thằng Mỹ đều có ” nhã ý” gài lại
            một ” mật ước” rang buộc sống chết nhằm sẽ bắt bí người
            đối tác, ví dụ Mật Ước của Hòa đàm Ba lê 1973, mật ước kèm theo theo Thông Cáo Thượng Hải 1972..( còn ai thấy
            Mỹ nó ngâm tôm lâu lâu, sinh mất kiên nhẫn, thì thây kệ!)
            (Người cõi tiên)

          • Chú LV và TMY mà ở gần, tui đem mấy chai rượu quí ra đãi liền. Cho cái công khó tìm tòi trong nhận định, khả tín. Nhưng mỗi người một cách nhìn cách nhau 180*.

          • @Zulu. “Tiên đoán” nào cũng dựa trên những gì đang xảy ra nên có thể đúng và đồng thời có thể sai. Tùy thuộc vào những người trong cuộc có là gì đềy thay đổi tình thế hay không. Cho đến nay, bẩy năm trôi qua, “thái độ” của người Việt nói chung vẫn là dửng dưng với đất nước, hoặc có nghĩ tới cũng chi là “buông xuôi”, kiểu “mình là dân, làm gì được”. Tình trạng này khiến tôi không thể nào không liên tưởng đến một người bạn sinh viên trẻ Phi Châu tôi quen biết trươc đây đã lâu. Anh ta cũng có thái độ y hệt vậy: người dân không thể thay đổi gì, dù họ hoàn toàn không nhìn thấy một tương lai tươi sáng nào cả. Đất nước muốn ra sao thì ra…

            Nhưng đây chính là sự khác biệt giữa một dân tộc hùng mạnh và một dân tộc trên đà diệt vong…

        • Thưa anh Văn ( chớ lộn với ông Giáp), TMY còn nhớ,
          Đặng Tiểu Bình có căn dặn CS Trung Hoa rằng : chúng
          ta phải tránh không có chiến tranh với …thằng Mỹ!