Vũ Ngự Chiêu: Những nghiên cứu lịch sử liên quan đến Hồ Chí Minh (Kết)

Nguyễn Vĩnh Châu & Vũ Ngự Chiêu

hcm11Bắc Kinh và Hà Nội thường nói về tình “môi hở, răng lạnh,” hay “viện trợ không kèm móc câu hay thòng lọng.” Thực tế, việc cắt đất cắt biển là những lưỡi câu và thòng lọng mà dân tộc Việt đang và sẽ chịu đựng.

Tiếp theo phần I

NVC: Theo ông thì trong cuộc Cải Cách Ruộng Ðất, ông Hồ Chí Minh có trách nhiệm gì không?

Cải cách ruộng đất: đấu tố. Nguồn: .OntheNet
Cải cách ruộng đất: đấu tố. Nguồn: Nguồn: © The Dmitri Baltermants Collection/CORBIS

VNC: Trước khi nói đến trách nhiệm của HCM hay Ðảng CSVN, cần tìm hiểu rõ ràng về vai trò cải cách ruộng đât trong các xã hội nông nghiệp, rồi đến trường hợp cá biệt Việt Nam.

A. Cải cách ruộng đất [CCRÐ] – tức làm sao có sự phân phối ruộng đất hợp lý để nông dân có đất cày cấy – là điều quan tâm hàng đầu của những nhà cai trị các xã hội nông nghiệp muốn dân giàu, nước mạnh.

Trong Ðường Kách Mệnh, HCM từng viết:

2. Tây đồn điền choán ruộng cách nào?

Nhiều cách.

Phần thì Tây đồn điền cướp, phần thì các nhà thờ đạo chiếm. Các cố đạo chờ năm nào mất mùa, đem tiền cho dân cày vay. Chúng nó bắt dân đem văn khế ruộng cầm cho nó và ăn lời thật nặng. Vì lời nặng quá, đến mùa sau không trả nổi, thì các cố xiết ruộng ấy đem làm ruộng nhà thờ.”[ 73]

3. Chính phủ Pháp đãi dân cày An Nam thế nào?

Tư bản Tây và nhà thờ đã choán gần hết đất ruộng, còn giữ được miếng nào thì chính phủ lại đánh thuế thật nặng, mỗi năm mỗi tăng.[ 73] 10 phần lấy mất một.[ p.73]

Mua rẻ nhân dịp dân phải đóng thuế; xuất cảng. Nó chở đi chừng nào, thì dân ta chết đói nhiều chừng ấy.

4. Bây giờ nên làm thế nào? phải tổ chức nhau để kiếm đường giải phóng.[ 74]

5. Cách tổ chức dân cày thế nào?[ 74] Bất kỳ tiểu điền chủ trở xuống đều được vào; (trừ đại địa chủ, mật thám, cố đạo, say mê rượu chè, cờ bạc và a phiến)[74]

Nông hội chống rượu chè, a-phiến khiến mất giống nòi.

Biết kách mệnh tinh thần, kách mệnh kinh tế, thì kách mệnh chính trị cũng không xa.Từ đầu thập niên 1930, cải cách ruộng đất, hay cách mạng thổ địa, là một chiêu bài của Ðảng Cộng Sản Ðông Dương. Những khẩu hiệu như “Thanh trừ trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận ngọn” được nêu ra từ cuộc nổi dạy 1930-1931 tại Nghệ-Tĩnh và Nam Kỳ, và thống trị các tài liệu tuyên truyền của Ðảng CSÐD cho tới năm 1935-1936. Lý luận Marxist-Leninist phía sau chiêu bài sắt máu này là cuộc đấu tranh giai cấp giữa liên minh nông-công chống lại và tiêu diệt giai tầng địa chủ phong kiến, nhằm thủ tiêu hệ thống sản xuất cổ truyền, tiến tới việc xây dựng một xã hội công bằng mà ai nấy đều được hưởng tương ứng với những gì mình sản xuất, trên đường tiến đến xã hội Cộng Sản, ở đó ai nấy đều làm theo khả năng, được hưởng theo nhu cầu.

Vì mục tiêu cuối cùng – tức xã hội cộng sản, nơi nhà nước bị thăng hoa, chỉ có những người lao động sản xuất tự quản lý công hữu–chưa đủ điều kiện chào đời, Ðảng Cộng Sản và liên minh công-nông tiếp tục duy trì nhà nước chuyên chính vô sản, hay “dân chủ tập trung,” thẳng tay tiêu diệt giai cấp địa chủ phong kiến, lấy đất chia cho người nghèo, để họ tự làm chủ. Những nhà tiểu tư sản mới này sẽ giúp tăng gia sản xuất lương thực, tạo nên thặng dư để góp vốn vào việc công nghệ hóa nền kinh tế. Sự phát triển đồng thuận và song hành này sẽ giúp đất nước sớm hiện đại hóa, nâng cao đời sống công nông, phát triển nền văn hóa lành mạnh.

B. Ðấu tranh Giảm Tức, Giảm Tô

CCRĐ: đấu tố. Nguồn: © The Dmitri Baltermants Collection/CORBIS
CCRĐ: đấu tố. Nguồn: © The Dmitri Baltermants Collection/CORBIS

Từ năm 1945, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] đã bắt đầu phát động chính sách đòi hỏi giảm tô (tức giảm tiền thuê ruộng đất) và giảm tức (giảm tiền vay lãi), nhưng có nơi thi hành, nơi không. Một trong những lý do chính là giai đoạn 1945-1946 còn có những nhu cầu và khó khăn, phức tạp cần giải quyết, liên hệ đến chính sự sinh tồn của chế độ.

Từ đầu năm 1947 tới năm 1949, chính sách nông thôn của Hồ chưa có thay đổi đáng kể, ngoại trừ những biện pháp tận thu, giảm chi, trên nguyên tắc “chớ nên mị dân.” Tuy nhiên, chiến thắng của Mao Trạch Ðông ở Hoa lục (1949) và sự thành hình của “giải pháp Bảo Ðại” (1948-1949) khiến Hồ chẳng còn lựa chọn nào khác hơn trở lại với khối tân Quốc tế Cộng Sản (Cominform), do Liên Sô Nga lãnh đạo. Bên cạnh những chuẩn bị tái lập Ðảng Cộng Sản Ðông Dương (dưới tên mới Ðảng Lao Ðộng Việt Nam từ năm 1949-1951), và do nhu cầu tăng gia thu nhập cũng như củng cố sự yểm trợ của giới nông dân (bần cố nông và bần nông), từ đầu năm 1949, BTV/TW Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mã Khắc Tư ra Chỉ thị ngày 3/1/1949 cho các Khu ủy về sách lược vận động tranh đấu bắt các địa chủ giảm tô 25% như chính phủ qui định. Mục tiêu lần này được mở rộng tới các địa chủ “công giáo, và chỉ thị trên còn qui định việc giảm tiền xin lễ, nhưng tránh không chạm đến tín ngưỡng.” (VKÐTT, 10, 2001:176-177)

Ðầu tháng 6/1949, BTV/TW lại gửi điện ngày 1/6/1949 cho Liên khu [LK] IV về phong trào khuyến khích địa chủ hiến đất. (VKÐTT, 10, 2001:241) Ngày 14/7/1949, HCM ký Sắc Lệnh Giảm Tô. Ngày 14/10/1949, BTV/TW ra chỉ thị tạm cấp ruộng đất của Việt Gian cho người nghèo. (VKÐTT, 10, 2001:299-303) Ngày 22/10/1949, BTV/TW chỉ thị LK IV vận động giảm tô 25%. (VKÐTT, 10, 2001:307-308)

Ngày 18/11/1949, BTV/TW ra Thông tri về việc chấn chỉnh tổ chức nông dân: Khéo léo đưa địa chủ ra khỏi Hội Nông Dân Cứu Quốc bằng cách tổ chức vào những hội khác (Phụ lão, Liên Việt) Thành phần BCH HNDCQ phải có bần cố nông, có người trẻ. Không nên có phú nông; nếu có chỉ để làm vì. Ra sức tổ chức Hội nông dân trong vùng Công Giáo. [Lê Văn Lương]. (VKÐTT, 10, 2001:314-315)

Ngày 5/7/1950,Trường Chinh đọc báo cáo về chính sách nông thôn tại phiên họp mở rộng của Ban Kinh tế TW [5 tới 7/7/1950]. (VKÐTT, 11, 2001:591- 626) Ngày 17/7/1950: Ban Thường vụ TW chỉ thị “hoàn thành giảm tô, thực hiện giảm tức.”

Tại Ðại hội tái lập Ðảng CS [Lao Ðộng] vào tháng 2/1951, Tổng Bí thư Trường Chinh nhấn mạnh là CCRÐ chỉ nhắm vào giảm tô, giảm tức. Ðịa chủ hiến đất đai. Kháng chiến thắng lợi sẽ CCRÐ. [Ngày 16/4/1951 Hồ Viết Thắng được cử làm trưởng Tiểu ban Nông vận (còn có Trương Việt Hùng, Nguyễn Hữu Thái, Trần Ðức Thịnh, Ca, Nông, Di, Ðào). (VKÐTT, 12, 2001:526- 527)]

Ngày 22/4/1952, Hội nghị TW lần thứ ba của ÐLÐVN [22 tới 28/4/1952] vẫn còn ra nghị quyết: “Trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh.” (VKÐTT, 13, 2001:65- 75) Về chính sách ruộng đất sẽ tập trung vào giảm tô, giảm tức, lôi kéo địa chủ; tịch thu ruộng đất của Pháp và Việt gian cho dân cày nghèo. Chưa thủ tiêu bóc lột phong kiến. ( VKÐTT)13, 2001:118- 128).

C. Chính thức phát động CCRÐ

Năm 1952, Mao Trạch Ðông mời Hồ Chí Minh qua Bắc Kinh, ép phải cải cách ruộng đất. Ðồng thời thực hiện chỉnh quân, chỉnh huấn. (Hoan, 1987:359-367). Ngày 15/8/1952, Ban Bí thư [BBT] Ðảng LÐVN ra chỉ thị bổ sung chỉ thị 37 về chính sách ruộng đất: Từ nay “Dựa vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên minh với phú nông, lôi kéo hoặc trung lập một số địa chủ, đánh đuổi đế quốc và đại địa chủ phong kiến phản động.”(VKÐTT, 13, 2001:239) Ngày 25/11/1952, BBT ra thông tri về việc điều tra nông thôn. (VKÐTT, 13, 2001:347- 360)

CCRĐ: đấu tố. Nguồn: Nguồn: © The Dmitri Baltermants Collection/CORBIS
CCRĐ: đấu tố. Nguồn: Nguồn: © The Dmitri Baltermants Collection/CORBIS

Ðầu năm 1953, Trung Cộng cử Kiều Hiểu Quang, Phó Bí thư Quảng Tây, phụ trách đoàn cố vấn cải cách ruộng đất. (Theo Hoàng Tùng, La Quí Ba cũng ép Hồ phải đấu tố Nguyễn Thị Năm, tức Cát Thành [Hanh] Long. “Mấy ngàn người bị xử tử.” (Tài liệu truyền tay ký tên Hoàng Tùng. Hoàng Tùng phục vụ trong Ban Tuyên huấn của Trường Chinh, nên có những thông tin đặc biệt. Theo tài liệu đã dẫn, HCM rất bất mãn về áp lực của Bắc Kinh, nhưng không dám chống đối. Xem thêm infra.)

16/4/1951: Nghị quyết ngày 16/4/1951 của BCH/TW về việc thành lập các ban và tiểu ban giúp việc:Ban Tuyên huấn: Trường Chinh, Phạm Tô, Tố Hữu, Trần Quang Huy, Hoàng Tùng, Xuân Thủy, Lê Quang Ðạo, Nguyễn Chương, Nguyễn Khánh Toàn, Minh Tranh.

Ban Mặt Trận: Hoàng Quốc Việt, Thoại Sơn, Hồ Viết Thắng, Xuân Thủy, Trần Cung, Lê Thành Lập, Dương Bạch Mai.

Ban Kinh tế-Tài chính: Phạm Tô, Cù Vân, Trần Ðăng Ninh, Hồ Viết Thắng, Lê Văn Hiến, Ðặng Việt Châu, Bùi Công Trừng, Nguyễn Văn Tạo, Trần Danh Tuyên, Nguyễn Ðức Thụ.Tiểu ban Nông vận: Hồ Viết Thắng, Trương Việt Hùng, Nguyễn Hữu Thái, Trần Ðức Thịnh, Ca, Nông, Di, Ðào. (VKÐTT, 12, 2001:526- 527)

Cũng có nhân chứng cho rằng cuối tháng 3/1950, khi từ Bắc Kinh trở lại Tuyên Quang, Hồ tuyên bố với Ban Thường vụ Trung ương Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mã Khắc Tư (tức Ðảng CSÐD, đã được bí mật tái khai sinh từ năm 1948-1949) là Stalin muốn làm cách mạng thổ địa, và Hồ muốn làm cách mạng thổ địa với sự tiếp tay của TC. (Võ Nguyên Giáp, CÐTVV, 2001:349-350) Một tài liệu TC ghi ngày 5/3/1953, khi cùng HCM [dưỡng bệnh ở TH] rời Bắc Kinh về VN, Vi Quốc Thanh được HCM kể lại những chi tiết về chuyến qua Mat-scơ-va cuối năm 1952, và ý định thực hiện CMTÐ, theo lệnh Stalin. “Không thể đứng giữa một ngọn đòn sóc. (Vu Hóa Thẩm [Vương Chấn Hoa], “Vi Quốc Thanh,” (Vu Hóa Thẩm, LQB, 2008:59)

D. Hội nghị kỳ 4 Ðảng LÐVN (25-30/1/1953)

Theo tài liệu chính thức của Ðảng Cộng Sản Việt Nam, Hội nghị lần thứ tư Trung ương Ðảng LÐVN (25-30/1/1953) đã quyết định tiến hành cải cách ruộng đất, tức phong trào đấu tố (rập khuôn Trung Cộng).

Ngày 25/1/1953, HCM đọc báo cáo về tình hình trước mắt và nhiệm vụ CCRÐ. Triệt để giảm tô, tiến tới CCRÐ. Theo Hồ, từ 1945, đã thực hiện giảm tô, nhưng tới nay chưa đúng mức: có nơi giảm, nơi chưa giảm. Nay phải triệt để thực hiện giảm tô. Phải phát động quần chúng nông dân tự giác tự nguyện đứng ra đấu tranh triệt để giảm tô giảm tức và giành lấy ưu thế chính trị ở nông thôn. Ðảng và chính phủ phải lãnh đạo, tổ chức, giúp đỡ, kiểm tra. Sau đó sẽ cải cách ruộng đất. Nông dân là nền tảng của vấn đề dân tộc, và cũng là nền tảng của cách mạng dân chủ chống phong kiến, chống đế quốc. Muốn kháng chiến thắng lợi phải nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trị của nông dân, chia ruộng đất cho nông dân. CCRÐ sẽ giúp Ðảng LÐ Việt Nam giải quyết nhiều vấn đề:

Về quân sự: Nông dân hăng hái tham gia bộ đội; đồng thời làm tan rã ngụy quân.

Về kinh tế-tài chính: nông dân đủ ăn đủ mặc, sẽ giúp phát triển công thương nghiệp, hăng hái đóng thuế nông nghiệp.

Về chính trị: Nông dân nắm ưu thế trong làng xã, “nhân dân dân chủ chuyên chính sẽ được thực hiện rộng khắp và chắc chắn.”

Về văn hóa: “có thực mới vực được đạo.” Nông dân no đủ sẽ phát triển văn hóa.

Những vấn đề như thương binh, công an nhân dân dễ giải quyết.

Về Mặt Trận Liên Việt: Nông dân sẽ chiếm đa số, cơ sở công nông liên minh vững chắc hơn.

Ðấu tranh triệt để giảm tô giảm tức làm đà cho CCRÐ.

E. Hồ nêu lên kinh nghiệm CCRÐ ở Trung Hoa

CCRĐ bên Trung Hoa. Nguồn: OntheNet
CCRĐ, đấu tố, bên Trung Hoa. Nguồn: OntheNet

Tới cuối năm 1952, đã hoàn thành CCRÐ, chia đất cho nông dân. Hơn 500,000,000 nông dân được chia hơn 700 triệu mẫu ruộng. Nông dân giữ lại được hơn 30 triệu tấn thóc địa tô. Hăng hái tăng gia sản xuất: Năm 1950 lương thực tăng 20% so với năm 1949; năm 1952 tăng 40%. Thành phần xã hội thay đổi rất nhiều: trung nông tăng từ 20% tới 80%; bần nông giảm từ 70% xuống còn 10-20%. Về chính trị, chỉ tại bốn khu Hoa Trung, Trung Nam, Tây Nam và Tây Bắc nông hội đã có hơn 88 triệu hội viên, trong đó hơn 30% là phụ nữ; 60% đến 80% nông dân tổ chức thành những đội đổi công, hợp tác xã. Nông dân trở thành trụ cột của chính quyền ở nông thôn; nhân dân dân chủ chuyên chính và công nông liên minh trở nên vững chắc. Công nghệ và thương nghiệp mau phát triển; văn hóa cũng lên vùn vụt. Hơn 49 triệu trẻ em nông dân được đi học. Vì trình độ giác ngộ lên cao, phong trào chống tham ô lãng phí, quan liêu và chống Mỹ, giúp Triều nông dân hăng hái tham gia. (HCMTT, 7:1953-1955, 1996:8-9.

Thực ra HCM không hoặc không muốn nói đến thực trạng sắt máu của bài học CCRÐ Trung Hoa. Từ ngày 1/10/1949 tới cuối tháng 8/1951, có tới 28,000 bị hành quyết tại Quảng Ðông. Trong nửa năm đầu 1951, khoảng 800,000 phiên tòa xét xử phản cách mạng, và 135,000 người bị tử hình. Từ 1949 tới 1952, khoảng 2 triệu người bị hành quyết. Hơn 2 triệu người khác bị gửi vào các trại cải tạo. ( Maurice Meisner, Mao’s China, 1977:81).

Năm 1952, Mao và Ðảng CSTH đã khiến giai cấp đại địa chủ ngừng hiện hữu, nhưng cả Mao lẫn Hồ, đều hiểu rằng CCRÐ chưa phải là cách mạng XHCN. Theo lý luận Marxist-Leninism, đây mới chỉ là giai đoạn “tư sản” [bourgeoisie] của cách mạng, hay cái gọi là “Tân Dân Chủ” của Mao. Nói theo Marx, “chế độ Bonaparte [Pháp] là triều đại của nông dân.”

Mục tiêu chính của Mao chỉ là: mở rộng cơ sở ủng hộ; kiểm soát hành chính xuống các xã thôn; làm gia tăng mức sản xuất nông phẩm. Bài diễn văn ngày 14/6/1950 của Liu Shaoqi [Lưu Thiếu Kỳ] hầu như đã được phỏng dịch lại trong bản báo cáo của HCM: thực hiện CCRÐ từng bước với sự thận trọng và biệt phân, trong khi lượng sản xuất nông phẩm gia tăng; phải dựa vào bần và cố nông, liên minh với trung nông, và vô hiệu hóa phú nôngHồ cũng không nhắc gì đến những con sóng bạo lực và sự phẫn nộ của 20 triệu người Hoa bị “vạch thành phần” là địa chủ, sự chống đối của họ [107- 108]. Bi thảm hơn nữa là dù CCRÐ đã hoàn tất, tình trạng nghèo khổ của nông dân TH không thay đổi. Chỉ có Ðảng CSTH đại thắng khi thay thế những kỳ hào cũ của các thôn xã bằng những người trẻ trung hơn, giúp đẩy mạnh việc trung ương tập quyền cho Ðảng và Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc. Ðồng thời chuẩn bị cho bước tái tổ chức kế tiếp, tức tập trung sản xuất [collectivation].Trường Chinh báo cáo về mục đích, ý nghĩa, phương châm, phương pháp và kế hoạch thực hiện CCRÐ. (VKÐTT, 14:30- 83.

Ngày 30/1/1953, ra Nghị Quyết “Thẳng tay phát động triệt để giảm tô.” (VKÐTT, 14:128- 132)

F. Ngày 5/2/1953, Trường Chinh ra chỉ thị về cách phổ biến Nghị Quyết của Hội nghị lần thứ tư BCHTW (khóa II)

Chỉ phổ biến CCRÐ tới cấp khu ủy và đại đoàn ủy, nhưng tạm thời giữ bí mật thời điểm thực hiện. Cấp tỉnh ủy và trung đoàn ủy chỉ nói giảm tô, tiến tới CCRÐ. Cấp dưới, không nói đến CCRÐ, chỉ nói đến 5 công tác trong năm 1953. (VKÐTT, 14:136-137).

Trong khi đó, Hồ liên tục xuất hiện phát động các kế hoạch rập khuôn Trung Cộng khác: Ngày 5/2/1953, HCM nói chuyện trước Hội nghị nông vận và dân vận toàn quốc. Hôm sau, 6/2/1953, HCM nói chuyện trước lớp chỉnh huấn cán bộ Ðảng, Dân, Chính ở cơ quan TW. Hồ nhắc nhủ các cán bộ: “Ngồi giữa hai ghế thì nhất định sẽ ngã.”

Ngày 22/4/1953, Ban Bí thư ra chỉ thị v/v 10 điều kỷ luật của cán bộ khi thi hành CCRÐ. Ngày 24/4/1953, Ban CHTW ra Chỉ thị v/v phát động quần chúng trong năm 1953.

Chỉ thị của BCT ngày 4/5/1953 v/v Mấy vấn đề đặc biệt trong phát động quần chúng trong năm 1953 phản ảnh khía cạnh sắt máu của kế hoạch CCRÐ:

Trừng trị địa chủ phản động và gian ác

Mức thoái tô, dây dưa tiền công

Tước vũ khí của địa chủ [vụ đồn điền Vũ Ngọc Hoành]

Yêu cầu về trình độ tổ chức trong cuộc phát động quần chúng

Chỉ thị số 43/CT/TW của BCT ngày 10/6/1953 v/v Hướng dẫn công tác phát động quần chúng. (VKÐTT, 14:223- 234. Theo tin quân sự Pháp, thời gian này tại miền Bắc, Pháp chỉ kiểm soát được 1,129 làng (trên tổng số 7,000 làng). (10H 282).

Phản ứng của dân chúng, và nhất là cán bộ cực kỳ xúc động. Ngày 29/6/1953, Thông Tri của Ban Bí thư về vấn đề tuyên truyền phát động quần chúng. ghi nhận “Ngay đến một số cán bộ lãnh đạo chưa thấm nhuần đường lối của CP. Nhiều nơi, địa chủ và ngay cả phú nông, trung nông tự tử.”( VKÐTT, 14: [tr. 246])

Ngày 3/7/1953, để trả lời những thắc mắc như “có CCRÐ trong kháng chiến hay không?,” BCT khẳng định Hội nghị TW lần thứ 4 (1/1953) đã quyết định CCRÐ trong kháng chiến.

G. Luật CCRÐ 19/12/1953

Trung tuần tháng 11/1953, tại Hội nghị lần thứ 5 BCH/TW Ðảng LÐVN và Hội nghị Toàn quốc lần thứ nhất Ðảng LÐVN (14-23/11/1953), kế hoạch CCRÐ được chính thức công bố. Bước kế tiếp chỉ còn là việc của Quốc Hội. Ngày Thứ Ba, 1/12/1953, Quốc Hội VNDCCH họp khóa thứ ba [tới 4/12/1953]. HCM tham dự. Ðọc báo cáo về tình hình thế giới, kháng chiến và CCRÐ.

Trên mặt trận tuyên truyền, người ta chỉ được giải thích là lấy ruộng đất của “địa chủ phong kiến, Việt Gian ác ôn” chia cho người nghèo, với khẩu hiệu người cày có ruộng. Trên thực tế, để tiêu diệt cái gọi là chế độ sản xuất phong kiến, chính phủ Hồ áp dụng “công lý bần nông,” tức các phiên tòa đấu tố, bắt ép những người bị qui [vạch] vào thành phần địa chủ, cường hào, ác ôn hay Việt Gian phải nhận cả những tội lỗi họ chưa bao giờ vi phạm; rồi sau đó xử tử hình, hạ tầng công tác hay tập trung cải tạo.

Ðợt thí nghiệm ở Thái Nguyên (dân số 10,781 người) từ tháng 12/1953 tới tháng 3/1954. Tịch thu, trưng thu, trưng mua 2,609 mẫu cho 6,089 nông dân. (VKÐTT, 15:1954, p. 201).

Số nạn nhân của kế sách CCRÐ được ước lượng từ 15,000 tới 50,000 người. (Catton, 2002; Brocheux, 2003:225).

Cần nhấn mạnh, mục tiêu chiến lược của CCRÐ vào thời gian này: bên cạnh quyết tâm “tiêu hủy giai cấp địa chủ phong kiến,” nhắm mở rộng sự kiểm soát các làng xã, tiêu diệt khả năng chống đối của địa chủ, gia tăng thu nhập lương thực và thuế, gia tăng số người nhập ngũ và “dân công” phục vụ nhu cầu chiến trường (lên tới hơn 100,000 trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ). Mãi tới sau đợt cải cách ruộng đất thứ 5 vào mùa Xuân-Hè 1956–trong không khí chống đối, bất mãn khắp nơi, kể cả biến cố nông dân Quỳnh Lưu nổi dạy, Võ Giáp phải mang quân lính đến đánh dẹp–Hồ mới họp Hội nghị TWÐ lần thứ 10 (khóa II, 8-10/1956), nhìn nhận khuyết điểm, tự chỉ trích và phê bình; rồi tự mình thay Trường Chinh làm Tổng Bí thư, và trừng phạt chiếu lệ những cán bộ điều khiển chính sách cải cách ruộng đất. (TTLTQG 3 (Hà Nội) có một số tư liệu của Kho Quốc Hội đã giải mật. Bộ Văn Kiện Ðảng Toàn Tập cũng in lại khá đầy đủ những nghị quyết và chỉ thị cơ bản về chính sách CCRÐ của Ðảng Cộng Sản từ năm 1949 tới 1957. Xem, Chính Ðạo, “Mặt Trận Nông Thôn: Từ Cải Cách Ruộng Ðất tới Ấp Chiến Lược;” Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, tập II (Houston: Văn Hóa, đang in).

HCM đã chịu áp lực của Bắc Kinh để thực hiện việc cướp đoạt tập thể tài sản dân chúng này. nhưng qui trách cho sai lầm của Trường Chinh, không phải do các cố vấn TQ. (Hoan, 1987:366-367)

Kết luận sơ khởi của chúng tôi là cuộc cách mạng thổ địa vừa từ trên xuống (theo nghĩa do đảng LÐVN lãnh đạo, phát động, tổ chức và kiểm soát) vừa từ dưới lên (bạo lực tự phát của giới nông dân nghèo khổ, ao ước được chia đều phương tiện sản xuất, kể cả đất đai) chỉ mới thành công về chính trị và quân sự hơn kinh tế và xã hội hay văn hóa.

NVC: Trong vụ án “Nhân Văn-Giai Phẩm”, ông Hồ Chí Minh có trách nhiệm gì không?

VNC: Vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm là hậu quả đương nhiên của quyết định độc quyền cai trị bằng họng súng của Ðảng CSVN. Là Chủ tịch Ðảng và Nhà Nước, HCM chịu trách nhiệm. Riêng với HCM, đó còn là sự phản bội chính những đòi hỏi thuở trung niên của Hồ.

NVC: Còn về vụ thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế, ông Hồ Chí Minh có chịu trách nhiệm gì không?

VNC: Thời điểm này, HCM hầu như không còn thực quyền. Lê Duẩn-Lê Ðức Thọ đã nắm hết quyền lực. Vấn đề đặt ra là liệu những viên chức địa phương đã vượt qua chỉ thị vào tháng 1/1968 của Lê Duẩn? (Phá cho tan hậu cứ VNCH, tức các đô thị).

NVC: Hiện tại, nhiều đồng bào trong nước cũng như hải ngoại rất quan tâm và bất bình về vấn đề mất đất, mất các quần đảo do Trung Cộng chiếm đoạt. Vậy, theo ông thì ông Hồ Chí Minh có trách nhiệm gì không?

VNC: Dĩ nhiên là có. HCM là người cầm đầu Ðảng và Nhà Nước. Thư ngày 14/9/1958 của Phạm Văn Ðồng gửi Chu Ân Lai – tự nguyện nhìn nhận biên giới do Trung Cộng tự vẽ, với những dấu chấm ở vùng lãnh hải phía Nam – phải được sự phê chuẩn của HCM và Bộ Chính Trị Ðảng Lao Ðộng Việt Nam như Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan, Lê Ðức Thọ, v.v.

Bắc Kinh và Hà Nội thường nói về tình “môi hở, răng lạnh,” hay “viện trợ không kèm móc câu hay thòng lọng.” Thực tế, việc cắt đất cắt biển là những lưỡi câu và thòng lọng mà dân tộc Việt đang và sẽ chịu đựng.

NVC: Qua những điều đã trình bày thì theo ông, Hồ Chí Minh đã để lại di sản gì cho Dân Tộc Việt Nam?

VNC: Một di sản buồn.

Ba mươi năm chiến tranh, hàng triệu người chết và thương tật, sự tàn phá của làng mạc, ruộng vườn, đất đai. Và mối hận thù khó nguôi của các giai tầng xã hội.

Một tương lai, mù sương, trong cuộc hành trình vô định, đầy thử thách từ một xã hội nông nghiệp, nửa thực dân nửa phong kiến đã chết, tới một thể chế chưa đủ khả năng chào đời.

Từ năm 1991 bắt đầu nhập cảng thứ lý thuyết Marxist bị Hán hóa từ phương Bắc, và thay thế bảng hiệu “tư tưởng Mao Trạch Ðông, lý luận Ðặng Tiểu Bình” bằng “tư tưởng Hồ Chí Minh.”

NVC: Nói tóm lại, theo ông thì Hồ Chí Minh có công hay có tội đối với dân tộc Việt Nam?

VNC: Có lẽ còn quá sớm để đánh giá HCM.

Vấn đề tùy thuộc ở những gì những người kế vị HCM sẽ thực hiện trong tương lai.

Houston, 1/2009


DCVOnline minh họa.

27 Comments on “Vũ Ngự Chiêu: Những nghiên cứu lịch sử liên quan đến Hồ Chí Minh (Kết)

  1. “Có lẽ còn quá sớm để đánh giá HCM”
    Có lẽ câu này đủ để đánh giá TS Vũ Ngự Chiêu trong tư cách của người trí thức Việt Nam trong hoàn cảnh ngặt nghèo của đất nước.

      • Thời thế thay đổi, đảo ngược rồi, mt ơi! Ở trong nước nói lung xoè không sao, chứ ở chỗ này láng cháng (đụng tới “cột trụ”) là (ý kiến) bị “thủ tiêu” ngay!

        • Mời bạn Lê Văn cùng các bạn đọc khác đọc lại Diễn đàn DCVOnline — Điều lệ sinh hoạt:


          DCVOnline không khuyến khích ứng xử “bầy đàn”, “tung hô”, v.v. DCVOnline hoan nghênh những phê bình, nhận định dí dỏm nhưng sẽ loại ra ngoài diễn đàn:

          – Những phê bình tác giả và bạn đọc khác thay vì nội dung bài viết và ý kiến
          – Những phê bình mang tính kỳ thị [sắc tộc, tôn giáo, giới tính, …] bẩn thỉu, khiêu dâm
          – Những tấn công, phỉ báng cá nhân, hay đe doạ

          ….

          DCVMods

          • Mods cũng nên nương tay cho, có khi cũng cần đôi điều tâm sự. Nhưng xin thẳng tay với bầy đàn, kỳ thị, thô tục …..

          • Diễn đàn này là nơi để bạn đọc là người góp ý kiến trong chủ đề bài chủ. Mods giữ trách nhiệm điều hợp diễn đàn theo điều lệ sinh hoạt.
            Tất cả mọi “tâm sự” và trao đổi riêng tư xin bạn đọc dùng phương tiền truyền thông khác (tel., email, v.v.)

          • Viết ý kiến hay, nhiều người khen ngợi, sao gọi là “tung hô” ?
            Còn “ứng xử bầy đàn” là thế nào ?
            Trách nhiệm của quý “Mods” giống như người nhặt sạn, thóc cho bát cơm ngon lành, dễ nuốt thôi . Đừng tự cho mình cái quyền của một vị phán quan . Nhất là khi lăng mạ độc giả (diễn đàn viên) “ứng xử bầy đàn” (đồng nghĩa với thú vật) .
            Rất lấy làm tiếc khi phải gõ những dòng này .

          • UncleFox1 Viết ý kiến hay, nhiều người khen ngợi, sao gọi là “tung hô” ?
            Còn “ứng xử bầy đàn” là thế nào ?
            Trách nhiệm của quý “Mods” giống như người nhặt sạn, thóc cho bát cơm ngon lành, dễ nuốt thôi . Đừng tự cho mình cái quyền của một vị phán quan . Nhất là khi lăng mạ độc giả (diễn đàn viên) “ứng xử bầy đàn” (đồng nghĩa với thú vật) .
            Rất lấy làm tiếc khi phải gõ những dòng này .

            Chào bđ [email protected] UncleFox1

            Diễn đàn DCVOnline là nơi để bạn đọc góp ý kiến với nội dung bài chủ khi đồng ý theo điều lệ sinh hoạt của diễn đàn. Không có sự bắt buộc bạn đọc DCVOnline góp ý (Tuyệt đại đa số bạn đọc của DCVOnline là bạn đọc không góp ý.)

            Diễn đàn DCVOnline KHÔNG phải là nơi để bạn đọc vào hoan hô, đả đảo những ý kiến khác vì hoan hô hay đả đảo không phải là đóng góp ý kiến mới theo nội dung bài chủ.

            Hoan hô hay đả đảo tác giả hay người góp ý là vi phạm điều lệ sinh hoạt của diễn đàn.

            Nhóm chữ “ứng xử bầy đàn” có nghĩa là “hành động hùa theo”, “hội đồng” [nhóm chữ cũ thời VNCH] không mang tính sáng tạo hay đóng góp tích cực cho diễn đàn vì thế DCVOnline không khuyến khich.

            Và Điều lệ của Diễn đàn DCVOnline đã úng dụng từ 2006; có lẽ bạn đọc UncleFox1 chua khi nào xem qua? Nếu chưa xin mời bạn. Nếu đồng ý, mời bạn tiếp tục góp ý theo điều lệ. Nếu không, xin bạn miễn quan và mất thời giờ gõ ý kiến.

            DCVOnline không buộc bất kỳ ai phải đồng ý với điều lệ sinh hoạt. Đây là một diễn đàn mơ và tự do; Tự do trong nghĩa tự do tham dự khi đồng ý với điều lệ; và tự do ra khỏi diễn đàn bất cứ lúc nào không cần lý giải.

            Trách nhiệm của Ban điều hợp diễn đàn là do DCVnline quyết định chứ không phải do bạn đọc UncleFox hay ai khác quyết định.

            Tất cả “nhân viên” của DCVOnline, từ ban kỹ thuật đén ban điều hợp và ban biên tập đều là những người tự nguyện, tự nhận lãnh và thi hành trách nhiệm hoạt đông theo đúng với Mục tiêu hoạt đông của một tờ báo hoàn toàn độc lập.

            DCVMods

            Reply Forward
            Click here to Reply or Forward

          • DCVMods đã lợi dụng Điều lê sinh hoạt để buông lời phỉ báng độc giả. ĐLSH được đặt ra không phải để có cớ đàn áp. Làm như thế chả khác nào việc CSVN dùng Hiến Pháp để trừng trị những người khác chính kiến. Nhưng nếu các bạn cố tình làm hỏng tinh thần của DCV tự thủa ban sơ đó lại là chuyện khác!

  2. Hỏi: “Còn về vụ thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế, ông Hồ Chí Minh có chịu trách nhiệm gì không?”

    Trả lời: Ông Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm về vụ thảm sát Mậu Thân và tất cả các hành ám sát, khủng bố, giết chóc của đảng Cộng Sản Việt Nam vì các hành vi này nằm trong chính sách dùng bạo lực tiêu diệt các phe khác để đảng Cộng Sản Việt Nam độc quyền nắm quyền lực. Chính sách này là do ông Hồ Chí Minh học được ở Liên Xô rồi đem về xây dựng đảng Cộng Sản với chính sách dùng bạo lực. Vì thế ông Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm về tất cả mọi hậu quả do đường lối dùng bạo lực của đảng Cộng Sản gây ra. Những người cấp dưới có thể chịu trách nhiệm từng phần mà họ phụ trách nhưng ông Hồ thì chịu trách nhiệm về tất cả việc làm của đảng Cộng Sản.

    Những việc làm gì của đảng Cộng Sản không thuộc vào đường lối dùng bạo lực và nền kinh tế tập trung thì ông Hồ không chịu trách nhiệm, chẳng hạn chính sách “đổi mới” quay trở lại kinh tế thị trường, để cho tư nhân được kinh doanh, làm giàu. Để cho tư nhân kinh doanh, làm giàu không nằm trong chính sách của ông Hồ Chí Minh khi ông Hồ xây dựng đảng Cộng Sản từ lúc đầu.

  3. “VNC: Có lẽ còn quá sớm để đánh giá HCM.”
    Nguyên Vũ ơi, còn quá sớm gì khi cần đánh giá ông Hồ nữa. Vậy, Dâm Tiên tui
    dành cho VNC hai thái độ, (1) thái dộ của người VN mình đối với ông HCM; (2)
    thái độ của người Mỹ ( qua OSS) đối với ông HCM.
    Tiện đây, thưa, nếu VNC cũng dùng câu ” Có lẽ còn quá sớm để đánh giá NĐD ” thì hay biết bao nhiêu, bởi anh là người tiên phong đánh phá mạ lị ông
    NĐ Diệm hết lời.”
    Thưa, cái bằng thạc sĩ Sử thì cũng chẳng khó khăn là bao. ( Dâm Tiên)

    • “…nếu VNC cũng dùng câu ” Có lẽ còn quá sớm để đánh giá NĐD ” thì hay biết bao nhiêu, bởi anh là người tiên phong đánh phá mạ lị ông NĐ Diệm hết lời.”
      Thưa, cái bằng thạc sĩ Sử thì cũng chẳng khó khăn là bao.” MP

      Sư phụ bỏ nhẹ cũng…khéo lắm! Khen sư phụ (nếu thật) đấy, nhá.

      • Cảm ơn Ông Lái đò, ông hết là… Trương Chi rồi, nhá.
        Giá mà có 7-Rữ cũng khen khen một tí, thì thiệt là ngất xỉu đi
        trong vòng tay (nữ ) học trò mất.
        Ông Lái đò ơi, sang sông xa vắng…, sở dĩ tôi gồng mình tố Cộng
        chiếm giải quán quân, vì chưng Cs đang tàn tàn dần đến nơi zồi..
        Một mình đồng chí Ếch đại tham những mà chống lại được toàn
        bộ TW Đảng, kể củng tài tình…Đó là nhờ vào những vụ tham
        những khổng lồ đó… (Hiểu ngầm…) Cho nên tôi chống Cộng vào giờ thứ hai mươi lăm! Thân kính, TMY

  4. Khách quan, công bằng và sự thực lá căn bản cho một sử gia, nhận định hay phê phán không bắt buộc người viết sử phải tuân thủ.

    Nhân vật HCM hiện nay vẫn là xương sống, cốt lõi của đảng cộng đang điều hành đất nước. Cho nên VNC mới nói ” Có lẽ còn quá sớm để đánh giá HCM.
    Vấn đề tùy thuộc ở những gì những người kế vị HCM sẽ thực hiện trong tương lai.”

    Đất nước VN đi về đâu, công tội HCM về đó.

    • Xin phép ông Zulu cho em hỏi nhỏ câu “triết” của ông: “Đất nước VN đi về đâu, công tội HCM về đó.” chút đỉnh?

      Ông Zulu à, ông có biết ông đang nói gì không (?)

      • Khi sử gia đụng đến gia phả cụ là có chuyện, là có người điên tiết lên, một câu đơn giản như vậy cũng không hiểu !

      • [del]

        Nhưng tôi xin hoải như ri rà : Khi ông Gorbatchev giật
        sấp Liên Bang Soviet, thì đâu có phải là công của Lenin?
        vậy khi “bạn tôi” giật sập cái nhà Cộng…Phỉ VN, thì đâu có
        phải là công của ông Hồ Chí Minh? Bạn tui là cháu” không
        thèm ngoan ” của boác Hồ chứ lị!
        Nay kính, TM Ý

  5. Trích: “HCM đã chịu áp lực của Bắc Kinh để thực hiện việc cướp đoạt tập thể tài sản dân chúng này. nhưng qui trách cho sai lầm của Trường Chinh, không phải do các cố vấn TQ. (Hoan, 1987:366-367)”

    Ông Hồ Chí Minh bị áp lực của Bắc Kinh nên phải làm Cải Cách Ruộng Đất! Giờ thì có người nói ông Hồ Chí Minh bị áp lực của Bắc Kinh nên phải nhường Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc! Áp lực đó là gì, nếu không nghe lời thì sao?

    Cải Cách Ruộng Đất không chỉ tịch thu tài sản của dân chúng mà còn phá nát cơ cấu các giai cấp trong xã hội. Đây mới là mục đích chính. Đi cùng với việc tịch thu tài sản là chính sách tuyên truyền xem địa chủ, nhà giàu, trí thức là xấu xa, công nông là cao cả. Sau khi phá nát các giai cấp cũ trong xã hội, đảng CS đưa một lớp người mới lên tuyệt đối trung thành với đảng. Nga, Trung Quốc đều làm việc này thì tại Việt Nam, đảng CSVN cũng phải làm. Đó là cách làm để biến xã hội Việt Nam giống như ở Liên Xô. Làm thế mới là cách mạng vô sản. Nếu đảng CSVN không đi theo mô hình của Liên Xô, Trung Quốc thì Liên Xô và Trung Quốc sẽ ngưng viện trợ và không xem miền Bắc là ở trong “hội” của họ nữa. Mà ông Hồ Chí Minh thì chắc chắn là cũng tin rằng phải nát cơ cấu xã hội cũ để xây dựng xã hội mới theo học thuyết Mác Lê, nghĩa là xã hội có mô hình giống như Liên Xô. Không ai ép được ông Hồ làm việc khó khăn, phức tạp và đẫm máu đó nếu ông Hồ không thực tâm tin tưởng vào cách mạng vô sản và muốn làm.

    • Bác Hồ là Hồ Quý Ly là Lê Chiếu Thống, ham sống sợ Nga Tàu giết chết
      Tồng thồng Diệm là Trần Bình Trọng, thà làm ma nước Nam còn hơn là để cho thằng Mỹ sai đâu làm đó.

  6. Thưa, bài này hợp ý tôi mọi đàng. Vậy xin mở cõi lòng ” người cõi trên” :
    Như ai cũng rõ, chẳng biết có phải do sự…tính toán chi li của chú
    Sam chăng, mà khi OSS cứu ông Hồ xong, thì quẩy gánh ra đi…
    “vô tình”bàn giao cụ và CSVN cho Ba Tàu chắc chắn sẽ thắng lớn .
    Vậy, không có Trung cộng, thì CSVN chỉ có mà ăn cám heo ! Sau Mỹ,
    thì Tàu nuôi CSVN chứ ai. Chú Nga thì ở xa xa, nên Tàu nẫng mất.

    Nhưng phe Soviet NGHệ Tĩnh của Già Hồ rất là phách lối và…láu cá,
    (láu cá: tiếng ông Hồ hay dùng), đám Nghệ tĩnh kiêu căng không khi nào
    muốn nhóm CS Bắc Kỳ do Trường Chinh ( quê Ý) nổi lên bằng mình…
    Mà Trường Chinh cũng như Trọng Lú bi giớ, thần phục Tàu quá xá.

    Vậy, Hồ “láu cá” phải tiếp thu cách Đấu tố của Tàu, nhưng…khe khẽ bàn
    giao cho đồng chí vô củng thân thương Trường Chinh mần giùm cho mà
    chết, con ạ. Trường chinh gây bao tội ác do sự…chỉ đạo của già Hố,
    nên khi Hồ cho sửa sai, là Trường chinh lãnh đủ. Sau này, Lê Duẫn
    nhóm Nghệ tĩnh lên thay Hồ, chứ không phải Trường Chinh ngu, nhá!

    Cũng sau này trong vụ Mậu Thân,, già Hố cũng…láu cà, vỗ tay xúi bậy
    cánh MTGPMN phạm tội ác thảm sát hơn 5,000 đồng tào Miền Nam…
    Bà nó, có ai diệt giùm tàn dư tụi Nghẹ Tĩnh không nào? Ngày nào, ai
    phá cái lăng lù lù xú khí kia đi! Ai ra tay ? — Bạn Dâm Tui chứ ai !

    • Bác Mỵ Phàn Ý Yẹn nhà mình ơi. Sao bác ráng chạy tội cho Bác Hồ hoài dzậy. Chán quạ

    • Lúc còn trẻ Bác Hồ nhà mình có nét Ấn độ nhiều hơn(sống mủi thằng, hố mắt sâu). Khi Bác về già, bác có nét Mongoloid nhiềuh hơn. Chắc có lẻ bác nhà mình mập ra chăng. Chắc phải thử DNA của cái Bác nằm trong lăng với bà con của bác mới đăng.

  7. Công thì đã quá rỏ ràng
    Hồ râu dẹp sạch cái đám da vàng ca-tô
    Tội thì không dám nói ra
    Công nhiều hơn tội nói ra sao đành

    Nghe đâu thum thủm cái mùi “giao điểm” đâu đây!

  8. Trích: “Năm 1952, Mao Trạch Ðông mời Hồ Chí Minh qua Bắc Kinh, ép phải cải cách ruộng đất.”

    Viết sử không phải chỉ là ghi chép sư việc xẩy ra như “triều đình” bảo sao thì biết thế. Phải đặt câu hỏi, chuyện đó có thật hay chỉ là cái cớ? Nếu có thì tại sao, chủ đích là gì v.v.? Chẳng hạn, tại sao Tần Thủy Hòang lại đốt sách, chôn sống học trò… hay cho xây Vạn Lý Trường Thành? Viết sử mà chỉ nói năm ấy năm ấy Thuỷ Hoàng ra lênh xây VLTT thì e rằng chưa đủ! (tôi không có ý phê bình riêng tác giả đấy nhé).

    Thời chiến tranh đánh Pháp, cũng như sau này ông HCM đi Tàu như đi chợ, Mao muốn Hồ làm gì gì Hồ đều biết và sẵn sàng làm theo, cần gì phải đưoơc “mời”?! Mao bảo phải đấu tố phá tan giới trung lưu trí thức, đó là bọn sẽ tranh dành quyền lực với “đảng”, thì Hồ làm liền mà còn làm mạnh chẳng thua gì Mao. Mao ra chiến dịch “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” để thành trừng đám trí thức còn sót lại sau CCRĐ, thì Hồ cũng làm theo. Mao thanh trừng những người có công lớn với đảng, cỡ Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ… thì Hồ cũng có “vụ án” Xét Lại Chống Đảng – mà VNG là nạn nhân to đầu nhất… nhưng đau nhất, là Mao muốn chiếm biển Đông, thì Hồ cũng ra lệnh cho PVĐ, “vị thủ tướng tại chức lâu nhất thế giới và cũng là thủ tướng có ít quyền nhất thế giới” tho lới chính đương sự, viết công hàm “hoan hỷ đồng ý” cho Mao vừa lòng…

    Chẳng hiểu lý do nào mà Hồ – lớn tuổi hơn Mao, nhiều tuổi đảng hơn Mao – mà lại “cù lần” (dùng chữ này chi lịch sự, ít “bầy đàn” hơn chăng?) đến như thế. Nhục quốc thể! (mà dân trí thức miến Bắc – và cả Nam – vẫn chưa tỉnh ngộ hết thì thật là… buồn… cười!).

  9. Trích: “Có lẽ còn quá sớm để đánh giá HCM. Vấn đề tùy thuộc ở những gì những người kế vị HCM sẽ thực hiện trong tương lai”

    Nói là còn quá sớm để đánh giá Hồ Chí Minh là với những người soạn chương trình sử cho học sinh thời Việt Nam Cộng Hòa. Vào thời đó, chương trình sử chỉ học đến Cách Mạng Tháng Tám rồi ngưng. Phần sau đó, sự tranh chấp Quốc Cộng, không đem vào sử vì là sự việc đang diễn biến nên chưa biết là ai phải ai trái. Cho học sinh học rồi đưa đến kết luận ai đúng ai sai là quá sớm. Chủ trương của người dạy là phần tranh chấp đó còn mới, thuộc về chính trị, chưa được xem là sử. Mà chính trị về tranh chấp giữa các phe hiện tại thì không đem vào học đường để làm mất đi óc khách quan của học sinh.

    Đến bây giờ thì một số việc làm của ông Hồ Chí Minh đã được xem là lịch sử rồi. Việc áp dụng chủ nghĩa cộng sản vào Việc Nam rồi phải thối lui, bỏ các biện pháp mà ông Hồ học được ở Liên Xô rồi đem về Việt Nam áp dụng cho thấy việc làm của ông Hồ đúng sai ra sao.

    Việc nước Đức thống nhất trong hòa bình cũng cho thấy chủ trương của ông Hồ dùng vũ lực thống nhất làm cho hàng triệu người chết là đường lối dở.

    Việc ngày nay nhiều người muốn có chế độ dân chủ đa đảng cho thấy chủ trương của ông Hồ là đảng CS dùng bạo lực tiêu diệt các đảng khác ngày nay người dân không muốn nữa vì nó đã đem lại hậu quả xấu.

  10. Trích: “Nói tóm lại, theo ông thì Hồ Chí Minh có công hay có tội đối với dân tộc Việt Nam?”

    Xét người xem là có công hay là có tội là cách xét để xem người đó có nên khen hay không. Trên thực tế, một người có thể làm một số việc đúng, một số việc sai. Mà thường thường mọi người là như vậy. Vì thế có thể xét theo cách xem việc làm ông Hồ cho điều gì đúng, điều gì sai, điều nào đem lại hậu quả tốt, điều nào đem lại hậu quả dở.